An ninh thắt chặt trong phiên tòa xét xử vụ “Tịnh thất Bồng Lai”

 Sáng 30/6, tại Toà án Nhân dân (TAND) huyện Đức Hòa, tỉnh Long An an ninh được thắt chặt. Rất đông phóng viên và những người tham dự phiên tòa phải qua khâu kiểm tra để đảm bảo an ninh trật tự trong phiên tòa. Phía ngoài, rất nhiều youtuber ngồi “ken chặt” các quán cà phê chờ sẵn…

Đúng 7h, 6 bị cáo gồm Lê Tùng Vân (SN 1932), Lê Thanh Hoàn Nguyên (SN 1990), Lê Thanh Nhất Nguyên (SN 1991), Lê Thanh Trùng Dương (SN 1995) và Lê Thanh Nhị Nguyên (SN 1998) và Cao Thị Cúc (SN 1960, chủ căn hộ tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) đã có mặt tại phiên tòa nhưng phóng viên các báo đài không thể tiếp cận.

6 bị cáo này bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân” theo Khoản 2, điều 331, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -2
Phiên tòa sơ thẩm vụ “Tịnh thất Bồng lai” được xét xử tại TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -3
Công tác kiểm tra an ninh được thắt chặt.
An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -0
Đông đảo phóng viên trong và ngoài tỉnh Long An tham dự phiên tòa.
An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -1
Người dân đến dự phiên tòa được hướng dẫn vào đúng vị trí dành cho người tham dự phiên tòa.

Trước phiên tòa, 8 nhân chứng là cán bộ Công an huyện Đức Hòa đã có mặt, trong đó Thượng tá Nguyễn Sơn –  Trưởng Công an huyện Đức Hòa là đại diện bị hại. Đại diện bị hại Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Long An là ông Trương Ngọc Toàn (pháp danh Thích Minh Thiện – Trụ trì Chùa Thiên Châu).

An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -0
Các bị cáo được dẫn giải đến phiên tòa.
An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -2
Bị cáo Lê Tùng Vân.

Tòa cũng triệu tập 8 cá nhân với vai trò là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, trong đó có luật sư Lê Ngọc Luân. Ngoài ra, tòa còn triệu tập 16 nhân chứng khác. Trong 16 nhân chứng có hai trường hợp “đặc biệt” là bà Trịnh Thị Định (SN 1955, ngụ xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hoà) và bà Phan Thị Phương Trang (SN 1981, ngụ huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh).

Hai người này có đơn gửi Công an huyện Đức Hoà tố cáo những người tại “Tịnh thất Bồng Lai” có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm tự do tín ngưỡng, gây ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, an ninh trật tự xã hội… Hai người này đã có mặt tại tòa rất sớm.

An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -1
Trước khu vực xét xử.
An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -2
Vòng ngoài phiên tòa cũng được kiểm tra an ninh nghiêm ngặt.
An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -3
Một trong những nạn nhân được triệu tập đến phiên tòa.
An ninh thắt chặt trong phiên tòa xén xử vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” -5
Phóng viên tham dự phiên tòa qua màn hình lớn.

Theo cáo trạng năm 2016, bị cáo Lê Tùng Vân, các bị can cùng một số người khác đến ở tại số 191A ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây (huyện Đức Hòa, Long An) do bị can Cao Thị Cúc làm chủ hộ. Ông Lê Tùng Vân đã biến nơi đây thành cơ sở tu tại gia lấy tên là “Tịnh thất Bồng Lai”, sau đó đổi tên thành “Thiền am bên bờ vũ trụ”.

Từ năm 2019 đến năm 2021, các bị can trên đã sử dụng các phương tiện như máy tính, điện thoại di động đăng tải lên mạng xã hội những thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa, xúc phạm phật giáo… làm ảnh hưởng an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.

Cơ quan điều tra xác định các bị can đăng tải 5 video và một bài viết trên mạng xã hội. Theo phân tích, giám định, đây là hành vi vi phạm có tổ chức.

Theo CAND

Tin cùng chuyên mục: