Internet vừa là công cụ để phục vụ cuộc sống nhưng cũng là công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Việt Nam
Internet xuất hiện mang lại muôn vàn những thay đổi cho cuộc sống. Con người có thể nói chuyện qua cú click chuột dù ở cách xa nhau hàng nghìn km. Nguồn thông tin khổng lồ với các công cụ tìm kiếm mạnh mẽ giúp chúng ta chiếm lĩnh tri thức nhiều hơn và thuận tiện hơn… Tuy nhiên, internet cũng tồn tại những mặt trái của nó. Đó là sự xuất hiện của văn hóa phẩm đổi trụy, tổ chức đánh bạc online, môi giới mại dâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Còn đối với đám rận chủ thì coi internet như là công cụ hữu hiệu trong việc giúp họ trở thành những “anh hùng bàn phím” trong công cuộc chống phá cách mạng. Những trang “lều báo” đua nhau xuất hiện với hàng loạt các bài viết sặc mùi phản động, tuyên truyền xuyên tạc sự thật; nhiều fanpage, trang facebook cá nhân… thường xuyên kêu gọi tập hợp lực lượng, tụ tập biểu tình trái pháp luật…
Chính vì vậy, việc quản lý sử dụng internet là điều tất yếu để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của công dân, để ngăn chặn các luồng văn hóa phẩm đồi trụy, để internet phát huy được những mặt tích cực vốn có… Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức hiện nay đang nhận thức sai lầm về việc đảm bảo tự do internet.
Ngay cả ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc,… vẫn luôn kiểm soát chặt chẽ internet. Điển hình như sau khi “quả bom WikiLeaks” bùng nổ thì chính quyền Mỹ lúc này mới thấm đòn về cái mà chúng gọi là “tự do Internet”. Lúc này Chính phủ Mỹ lại ra sức ngăn cản người truy cập vào trang web của WikiLeaks, kiểm soát chặt chẽ Internet.
Ấy vậy mà, gần đây, tổ chức Freedom House đã tự tiến hành khảo sát và tự công bố kết quả khi xếp Việt Nam đứng thứ 76 trên 86 quốc gia tự do về internet, tức là theo họ thì Việt Nam không có tự do internet. Chắc nhiều độc giả đã biết đến tổ chức Freedom House với sự cáo buộc của nhiều quốc gia về sự phi lí và thiếu tính khách quan trong những công bố trong lịch sử; một tổ chức núp bóng Chính phủ Mỹ đã thường xuyên lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc tình hình các nước khác, nhất là các nước không có cùng quan điểm với Mỹ.
Thử hỏi, Freedom House đưa ra những đánh giá của mình dựa vào những căn cứ nào? Hay chỉ là cái nhìn phiến diện và áp đặt mà họ bị Chính phủ Mỹ ép buộc phải làm theo vì nếu không sẽ không thể có bất cứ nguồn ngân sách nào hết.
Các ông cho rằng Việt Nam duy trì chính sách kiểm soát internet, đàn áp các bloggers, đánh sập các trang mạng xã hội… Thử hỏi các ông đã biết những đối tượng đó đã nói những gì, viết những gì trên internet hay chưa? Hay là chỉ là cách đánh giá một chiều từ phản ánh của giới bloggers.
Hơn ai hết, mỗi người dân Việt Nam đang cảm nhận được sự gia tăng về số lượng người truy cập internet, số lượng các trang điện tử cá nhân, các tài khoản mạng xã hội… Tuy nhiên, kiểm soát, ngăn chặn hành vi lợi dụng internet để xâm phạm quyền và lợi ích của người khác là điều tất yếu để duy trì sự ổn định và phát triển của đất nước.
Thiết nghĩ, nếu tổ chức Freedom House có những con người thông minh, có đủ trí tuệ và khả năng đánh giá thực tiễn thì hãy nhanh chóng tiến hành khảo sát và công bố lại những nội dung đã công bố vừa qua.
Quỳnh Trang