Người Bangladesh hoảng sợ vì đám tang 100 ngàn người dự giữa đại dịch
Giữa những ngày đại dịch COVID-19 đang diễn ra nghiêm trọng. Khoảng 100.000 tín đồ Hồi giáo ở Bangladesh đã vi phạm lệnh phong tỏa của chính phủ, tham dự đám tang của một lãnh đạo cấp cao của đảng chính trị Hồi giáo. Điều này này đã gây ra mối lo ngại sẽ dẫn đến sự bùng phát của đợt dịch bệnh mới.
Theo truyền thông địa phương đưa tin rằng nhà truyền giáo Maulana Zubayer Ahmad Ansari được các tín đồ Hồi giáo yêu quý và kính trọng bị qua đời hôm 17/4 và đảng chính trị mang tên Khilafat Majlis của ông đã tổ chức một buổi lễ tang trọng thể cho ông vào ngày 18/4. Tang lễ được tổ chức tại một trường học Hồi giáo ở tỉnh Brahman Barea. Hơn 100.000 người đã đến tham dự khiến hiện trường chật ních người đến mức không chỗ len chân.
Đám đông tham dự tang lễ (Ảnh: Sina).
|
Theo CNN ngày 19/4, khoảng 100.000 người không đeo khẩu trang hay có bất kỳ biện pháp phòng hộ nào khác đã tập trung trên con đường dẫn đến quận Brahman Barea. Họ đi bộ từ khu vực xung quanh đến nơi để tham dự lễ tang. Theo xác nhận của ông Shah Ali Farhad, trợ lý đặc biệt của Thủ tướng Bangladesh, và người phát ngôn của cảnh sát tỉnh Brahman Barea, ông Imtiaz Ahmed, số người tham dự lễ tang lên tới 100 ngàn người. Hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng lệnh cấm của chính phủ về “số người tham gia cầu nguyện tại một thời điểm không quá 5 người”.
Đối mặt với đám đông như ong vỡ tổ, cảnh sát địa phương không thể kiểm soát được. Một chỉ huy cảnh sát nói với phóng viên tại trang mạng tin tức Bangladesh bdnews24: “Chúng tôi không thể ngờ rằng sẽ có nhiều người như vậy. Một khi đám đông bắt đầu ùn ùn kéo vào, chúng tôi đã bất lực, bó tay chịu trận”.
Đám đông tham dự tang lễ hầu như không có các biện pháp phòng hộ (Ảnh: Sina).
|
Theo bdnews24, tối ngày 18/4, Tổng cục Cảnh sát Bangladesh tuyên bố trong một thông báo rằng Hossain Titu, người đứng đầu Cục cảnh sát Salar ở tỉnh Brahman Barea, đã không áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn cuộc tụ tập đông người nên đã bị cách chức và sa thải. Ngoài ra, theo ông Sohel Rana, phát ngôn viên của Trung tâm cảnh sát Bangladesh, một ủy ban hiện đang được thành lập để tiến hành điều tra tại sao lại không ngăn chặn được cuộc tụ tập đông người này.
Tính đến ngày 20/4, Bangladesh đã có 2.948 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận (tăng 492 người trong 24 giờ) và 101 ca tử vong (tăng thêm 10). Tuy nhiên, một số quan chức cho biết do thiếu thuốc để xét nghiệm, con số thực tế ở nước này có thể cao hơn nhiều.
VietTimes