Những kẻ giả danh trí thức núp bóng tổ chức tự xưng “Tổ chức xã hội dân sự” để chống phá

Phần 1. CẢNH GIÁC CÁI GỌI LÀ “KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP VỀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ”

Ngày 3/11/2024, 7 tổ chức tự xưng là “tổ chức xã hội dân sự” và hơn 120 cá nhân đã ký tên vào cái gọi là “Kiến nghị khẩn cấp về cải cách thể chế” để gửi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước yêu cầu “cải cách thể chế” với lý do cần đảm bảo quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình, cũng như quyền ứng cử, bầu cử của công dân. Đáng nói là những điều này đã được ghi nhận tại Điều 25 và Điều 27 của Hiến pháp 2013, và đã được thực hiện trong phạm vi pháp luật. Việc kiến nghị theo hướng “đòi thêm quyền” dù Nhà nước ta đã có quy định rõ ràng như vậy có phần mơ hồ và nhằm những mục đích không trong sáng.

Đứng sau bản “Kiến nghị” này là các tổ chức núp bóng “xã hội dân sự” như: Lập Quyền Dân của ông Nguyễn Khắc Mai, Diễn đàn Xã hội Dân sự của ông Nguyễn Quang A, Bauxite Việt Nam của ông Nguyễn Huệ Chi, Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh của ông Nguyễn Đình Cống… Các tổ chức, cá nhân này thường lợi dụng mục tiêu có phần hoa mỹ bảo vệ “dân chủ”, “nhân quyền”, “phản biện xã hội”, “kiểm soát quyền lực” để hướng lái dư luận, từ đó quy kết “Đảng, Nhà nước Việt Nam ngăn cản, bóp nghẹt quyền tự do cá nhân” và đòi hỏi “chính quyền cần mở rộng tự do dân chủ, quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận giống như các nước phương Tây” (tuy nhiên họ quên rằng, dù ở bất kỳ quốc gia nào thì các hội, nhóm vẫn không được đứng ngoài pháp luật, phải tuân thủ các quy định pháp luật nước đó, không có trường hợp nào là ngoại lệ). Họ liên kết, hướng lái những người “bất đồng chính kiến” trong nước hoạt động theo khuynh hướng “độc lập”, hình thành “xã hội dân sự” trái pháp luật, chống Nhà nước, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập, kêu gọi thiết lập chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập nhằm tiến tới mục tiêu thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Như đã thành quy luật, trước thềm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, hoạt động soạn thảo, phát tán “Kiến nghị”, “Thư ngỏ” trên không gian mạng lại được các đối tượng chống đối và tổ chức, cá nhân núp bóng “xã hội dân sự” triệt để sử dụng. Thủ đoạn này không mới, đã xuất hiện từ những năm trước đây như: “phong trào” “Thư ngỏ 61”, “Thư ngỏ 127”, “Kiến nghị 72” trước thời điểm diễn ra Đại hội XII; hay hoạt động phục hồi mạng “Dân quyền” – Cơ quan ngôn luận của “Diễn đàn xã hội dân sự” trước thời điểm diễn ra Đại hội XIII… Cùng với đó là hoạt động “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp của một số cá nhân có tư tưởng đối lập, không đủ điều kiện tiêu chuẩn nhằm phá hoại, tẩy chay bầu cử, vu cáo Đảng, Nhà nước “gây khó dễ” cho những người hoạt động “dân chủ” tham gia ứng cử…

Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các cá nhân, tổ chức núp bóng “xã hội dân sự” là vô cùng tinh vi, nham hiểm; mục đích nhằm làm xấu đi hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam; xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức và quan trọng là phá vỡ sự ổn định phát triển bền vững của an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Cần hết sức cảnh giác với hoạt động và chiêu trò của những cá nhân, tổ chức này.

 

Phần 2. GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP CẦN THẬN TRỌNG KHI THAM GIA KÝ TÊN VÀO BẢN KIẾN NGHỊ CỦA CÁC TỔ CHỨC NÚP BÓNG “XÃ HỘI DÂN SỰ”

 

Ngày 3/11/2024 vừa qua, 7 tổ chức núp bóng “xã hội dân sự” và hơn 120 cá nhân đã ký tên vào bản “Kiến nghị khẩn cấp về cải cách thể chế” gửi Đảng, Nhà nước yêu cầu “cải cách thể chế” với lý do cần đảm bảo quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình, cũng như quyền ứng cử, bầu cử của công dân. Tuy nhiên, mục đích của bản kiến nghị là mơ hồ và không trong sáng bởi những nội dung này được đề cập đã được quy định rõ ràng và thực hiện đầy đủ trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ta.

Đáng nói, trong danh sách hơn 120 cá nhân ký tên trên có Giám mục hưu Nguyễn Thái Hợp – nguyên Giám mục Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh. Điều này khá đáng tiếc khi một vị giám mục Công giáo lại “vô tình” để tên và chữ ký của mình đứng cạnh hàng ngũ những cá nhân bất hảo, có lịch sử chống đối Nhà nước.

Trong thời kỳ Giám mục Nguyễn Thái Hợp điều hành tại Giáo phận Vinh và sau đó là Giáo phận Hà Tĩnh, dù để xảy ra không ít sự việc “va chạm” đáng tiếc với chính quyền. Nhưng điều này đã kết thúc từ khi Giám mục Hợp nghỉ hưu. Tình đoàn kết lương – giáo và quan hệ giữa giáo hội với chính quyền theo tinh thần của Giáo hoàng Phanxico đã được gắn kết, quay trở lại bình yên vốn nên có.

Vì thế, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nên hết sức thận trọng, không nên để những cá nhân, tổ chức núp bóng “xã hội dân sự” lợi dụng danh tiếng và phẩm vị của mình để tiến hành các hoạt động chống lại Đảng, Nhà nước và làm phương hại đến uy tín của giáo hội.

Kính chiếu yêu

 

 

Tin cùng chuyên mục: