Lộ diện “ông trùm” chống lưng cho Giáo sư Chu Hảo

Ngày còn sống ở nước ngoài, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) trong mắt tôi là một tổ chức viện trợ hào phóng với nhiều chương trình phát triển kinh tế, văn hóa ý nghĩa dành cho các quốc gia trên thế giới, thậm chí còn có hoạt động từ thiện nhân đạo giúp đỡ người dân nghèo. Ấy vậy mà, khi đi sâu vào tìm hiểu vụ giáo sư Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật thì tôi mới vỡ lẽ, USAID không còn đơn giản là một tổ chức viện trợ dân sự nữa. 

usaidGiữa lúc chiến tranh loạn lạc, đời sống nhân dân đói khổ, ông Chu Hảo được gửi đi học tiểu học, trung học tại Trường Dục Tài, Quế Lâm (Trung Quốc). Đến năm 1960, ông lại tiếp tục được Nhà nước cho đi học chuyên ngành Vật lý nguyên tử tại Liên Xô với kỳ vọng sẽ trở về xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh. Rồi kế tiếp là bảo vệ luận án tiến sỹ tại Pháp vào năm 1979 và được Nhà nước Việt Nam phong hàm giáo sư năm 1983. Sau đó, ông Chu Hảo được Nhà nước tin tưởng giao cho nhiều chức vụ quan trọng như Viện trưởng Viện Công nghệ vi điện tử, Chánh Văn phòng Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, Thứ trưởng Thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ kiêm Giám đốc Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Pháp. Đến khi nghỉ hưu vào năm 2005, ông vẫn còn được tín nhiệm để giữ chức vụ Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức.

Nhiều người bày tỏ sự nghi hoặc, tại sao một người dân chủ trí thức cấp tiến có lý lịch đẹp như ông Chu Hảo lại bị đánh giá là sai phạm nghiêm trọng? Không ít kẻ bưng bô còn lên tiếng bênh vực cho những phát ngôn và bài viết có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, chính sách, pháp luật của ông. Đã vậy, chúng còn tung hô đó là những quan điểm tiến bộ. Trong khi sự thật thì ông Chu Hảo đã có những hoạt động chính trị chống đối ngầm, biểu hiện của sự câu kết, làm theo chỉ đạo từ bên ngoài.

Mọi sự bắt đầu từ năm 2007, ông Chu Hảo cùng Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Phước Tương (GS. Tương Lai), Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Quang Huy (Việt Phương) thành lập “Viện Nghiên cứu phát triển” (Institutes of Development Studies, viết tắt là IDS). Đây là một viện nghiên cứu chính sách tư nhân đầu tiên thành hình ở Việt Nam. Khi thành lập, các cựu lãnh đạo của Viện luôn tự tuyên bố rằng đây là một tổ chức khoa học công nghệ, đăng ký pháp nhân trên cơ sở Luật Khoa học – Công nghệ Việt Nam và hoạt động tư vấn dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học nên đã thu hút nhiều sự chú ý của giới quan tâm chính trị trong và ngoài nước. Thế nhưng, từ lúc thành lập đến khi giải thể, Viện IDS chưa hề có một công trình nghiên cứu khoa học nào thay vào đó, họ chỉ ca ngợi những phép màu của “kinh tế tự do” và thúc giục người Việt gia nhập trật tự Mỹ mà không cần cân nhắc.

viennghiencuu

Các thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS).

Đặc biệt, ngay sau khi có tư cách pháp nhân Viện đã có một buổi làm việc với nhóm tác giả của nghiên cứu “Lựa chọn thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam” của trường John F. Kennedy School of Government, Đại học Harvard, Mỹ. Từ đây không thể không đặt nghi vấn về tổ chức này. Làm thế nào mà một tổ chức dân sự mới thành lập, không danh tiếng, thậm chí chưa làm ra một sản phẩm nào có giá trị thực tiễn lại có thể liên kết với Đại học Havard? Phải chăng tổ chức đó được thành lập để làm vỏ bọc cho một kế hoạch chuyển đổi chính trị mà các thành viên của viện và giới chức Mỹ đã thống nhất với nhau từ trước? Và quả thực, có nhiều nguồn thông tin cho biết, Viện IDS sử dụng phần lớn kinh phí từ USAID.

Kể từ đó, Viện IDS nhiều lần bày tỏ thái độ, quan điểm đi ngược lại với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Hơn nữa, không ít thành viên trong tổ chức này tham gia vào nhóm phản động No-U.FC. Họ liên tục lợi dụng mối quan hệ nhạy cảm giữa Việt Nam và Trung Quốc để khoét sâu vào mâu thuẫn, nhân danh nghĩa “yêu nước”, “phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc” để tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia biểu tình nhằm gây rối an ninh, trật tự, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền, biển đảo. Chưa dừng lại đó, Viện IDS còn có nhiều hoạt động tiếp cận trái phép những thông tin bí mật Nhà nước. Trước những việc làm sai trái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích, chính sách ngoại giao và an ninh đất nước. Thủ tướng Chính phủ buộc phải ra Quyết định để giám sát chặt chẽ các hoạt động của IDS. Thấy không thể tự do lộng hành như trước, ngày 14/09/2009 IDS tuyên bố tự giải thể với lý do phản đối Quyết định của Thủ tướng. Thực chất đây là một cuộc tháo chạy khi nhận thấy cái mặt nạ do USAID nuôi dưỡng, bao bọc đã “hết tác dụng”.

chuhaovadanchu

Nhiều thành viên của Viện IDS mặc áo của nhóm phản động No-U.FC, trong đó có giáo sư Chu Hảo, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhà văn Nguyên Ngọc,…

USAID là do Tổng thống Mỹ J. F. Kennedy thành lập từ năm 1961 với mục tiêu bề ngoài là điều hành nguồn viện trợ của Mỹ cho nước ngoài nhưng song song đó cũng cung cấp viện trợ cho các thế lực chống đối chính quyền ở những nước mà Mỹ không thân thiện cho lắm và phải núp dưới danh nghĩa viện trợ xóa đói giảm nghèo. Về bản chất của nó, USAID là một trong các trung điểm để hợp pháp hóa nguồn kinh phí của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cung cấp cho các thế lực phản động ở những nước bị cho là cứng đầu, không thuận theo Mỹ. Nói không xa, Bolivia chính là nạn nhân của USAID, khi tổ chức này thông qua hoạt động “tài trợ, hỗ trợ phát triển” để tiến vào đất nước. Sau đó, USAID đứng ra liên kết các tổ chức đối lập ở Bolivia, thực hiện kế hoạch phá hoại kinh tế và cuối cùng là lật đổ Tổng thống Evo Morales. Kkông chỉ riêng gì Bolivia, năm 2015, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã từng tố cáo USAID can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Nga và cố tình gây ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc bầu cử bằng cách cung cấp những khoản tiền viện trợ cho các tổ chức đối lập.

usaid

USAID không ít lần bị cáo buộc kích động bạo lực ở Bolivia.

Không chỉ riêng USAID mà còn vô vàn tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO) núp dưới danh nghĩa nhà từ thiện, hay thậm chí là “NGO doanh nghiệp”, “tư nhân hóa” để can thiệp mạnh vào chính trường. Hiện nay, ở Việt Nam, có 563 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động thường xuyên với tổng giá trị viện trợ ở mức trên dưới 300 triệu USD mỗi năm và được triển khai trên 63/63 tỉnh, thành.

Việc Giáo sư Chu Hảo bị xem xét, thi hành kỷ luật sẽ không làm nhiều người dân bất ngờ và lên tiếng bênh vực nếu họ biết kẻ đứng sau giật giây, chống đỡ cho những việc làm sai trái của ông. Đằng sau ông Chu Hảo và những người cùng hội cùng thuyền cùng tư tưởng chính trị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dù cho là USAID hay bất kì tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc cá nhân nào thì sớm muộn cũng sẽ bị đất nước và nhân dân ta vạch trần và ruồng bỏ mà thôi.

Theo Quochoi.org

Tin cùng chuyên mục: