Vạch trần chiêu trò “tự ứng cử” nhằm chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

 

Những ngày qua, việc kích động, tuyên truyền các đối tượng chống đối tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội đã được các trang mạng phản động triển khai ráo riết. Có thể nói rằng, đây là một trong những chiêu trò phổ biến đã được các đối tượng thường xuyên sử dụng trước các kỳ bầu cử.

Đến nay việc tiếp nhận hồ sơ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã khép lại. Có thể thấy phong trào “tự ứng cử” lần này của những kẻ chống phá núp bóng ‘dân chủ’ khá èo ọt, chỉ nổi lên vài cái tên như GS Nguyễn Đình Cống, Lê Dũng Vova… Mục đích tham gia tự ứng cử của các đối tượng này không có gì mới mẻ, vẫn là nhắm đến phá hoại thành công của kỳ bầu cử. Bên cạnh đó, “tự ứng cử” còn được cho là một trò kiếm cơm mới của các đối tượng hành nghề “dân chủ”.

Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, các tiêu chuẩn cơ bản đối với ứng viên là: “Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm…”

Vạch trần chiêu trò “tự ứng cử” chống phá bầu cử

Việc lựa chọn những ứng cử viên để bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được tiến hành theo đúng quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nêu rõ: “Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.

Các đối tượng như GS Nguyễn Đình Cống hay Lê Dũng VoVa chắc chắn cũng biết mình không thể đáp ứng các tiêu chí nói trên, tuy nhiên vẫn cố tình tham gia tự ứng cử. Điều đó xuất phát từ các động cơ sau:

Thứ nhất, các đối tượng đang muốn thông qua chiêu trò “tự ứng cử” để tự lăng xê, đánh bóng tên tuổi của mình. Một điều mà ai cũng biết đó là “dân chủ” đã trở thành nghề kiếm cơm của nhiều đối tượng, các đối tượng gia tăng các hoạt động chống phá, đối tượng nào có hoạt động chống phá càng quyết liệt thì càng “nổi”, dễ dàng nhận được các “giải thưởng nhân quyền”, kêu gọi sự chống lưng, giúp sức của các tổ chức bên ngoài và kèm theo đó là tiền hỗ trợ cho hoạt động chống đối của các tổ chức này.

Thứ hai, thông qua chiêu trò tự ứng cử, các đối tượng chờ đợi đến thời điểm bản thân bị loại bỏ để có cớ “cào mặt ăn vạ”, xuyên tạc công tác bầu cử, vu khống rằng chỉ có những người “theo phe Đảng mới được vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”. Từ đây, các đối tượng ra sức chê bai, công kích thể chế, công kích Đảng, công kích Nhà nước rồi đòi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”. Suy cho cùng, đây cũng chỉ là một thủ đoạn để tiến hành chống phá về mặt chính trị đối với Việt Nam, hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”

Vạch mặt âm mưu, ý đồ của các đối tượng xấu thông qua chiêu trò “tự ứng cử” là cần thiết để bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra thành công./.

Vân An

Tin cùng chuyên mục: