Góc luận đàm: Ca sỹ Thủy Tiên, atifan và chuyện dính líu đến chính trị!
Đêm qua, Công Vinh có bài viết trên trang cá nhân nói về việc sẽ tiến hành khởi kiện một số người dùng mạng xã hội vì họ bịa đặt, bôi xấu vợ anh – ca sĩ Thủy Tiên. Trong đó, Công Vinh có đưa ra một trường hợp là người dùng này lên tiếng cho rằng Thủy Tiên đang dính quá sâu vào chuyện chính trị, một điều cấm kỵ đối với giới nghệ sĩ.
Vậy điều này có đúng không?
Những ngày đầu kêu gọi quyên góp, Thủy Tiên đã tạo ra một sức hút rất lớn trên mạng xã hội. Điều này là một tín hiệu đáng mừng, vì càng có nhiều sự ủng hộ, người dân miền Trung sẽ càng nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai trở lại cuộc sống thường nhật nhanh bấy nhiêu. Nhưng, câu chuyện không chỉ dừng lại ở chuyện kêu gọi.
Có rất nhiều người đã lợi dụng việc ủng hộ của ca sĩ Thủy Tiên, miệt thị các đơn vị, cơ quan chức năng và chửi bới chính quyền. Họ cho rằng nhân dân không tin tưởng vào chính quyền nên mới quyên góp cho Thủy Tiên. Điều này, nhìn ở một nhóm thiểu số là đúng, nhưng nếu nhìn rộng ra, thì lại sai rõ ràng. Vì thực tế là ngoài Thủy Tiên, nhân dân còn quyên góp cho các những quỹ khác, đoàn từ thiện khác, người có tầm ảnh hưởng khác, hay các đơn vị cơ quan chức năng như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam…
Hàng chục cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ cứu dân trong các cơn lũ vừa qua
Những chuyến đi cứu trợ được Thủy Tiên ghi hình lại, và cùng thời điểm đó, xuất hiện thêm nhiều những bình luận chỉ trích chính quyền. Ví dụ như: chính quyền bỏ mặc dân miền Trung, chính quyền để dân chết đói, chỉ có Thủy Tiên mới cứu người dân miền Trung, dân không trông chờ gì vào chính quyền, cứu dân với vì chính quyền chỉ biết tham ô… Những bình luận này này nhiều đến mức mà Việt Tân, RFA, VOA… cộng lại cũng không thể bằng được. Điều đó khiến cư dân mạng bất bình, vì có biết bao nhiêu chiến sĩ, công an, người dân thường ngày đêm cứu trợ, có những chiến sĩ đã hy sinh. Mà rõ ràng trong những đoạn mà Thủy Tiên ghi lại, đều có sự xuất hiện của chính quyền ở cạnh, họ làm nhiệm vụ hoa tiêu dẫn đường, trực tiếp tham gia cứu trợ đồng bào, đảm bảo an ninh và an toàn cho Thủy Tiên và đội ngũ.
“Cuộc chiến cứu trợ” không phải chỉ là đến, cho quà, rồi đi, mà nó còn tiếp diễn nhiều ngày sau nữa, qua việc khôi phục lại nhà cửa, xây dựng lại đường, trường, trạm, cơ sở vật chất và trả lại cuộc sống trước lũ cho người dân. Nhưng cư dân mạng không hiểu điều đó, có thể là do vô tình hay cố ý, những bình luận tôn vinh Thủy Tiên và hạ nhục các cơ quan xuất hiện ngày càng nhiều. Thậm chí xuất hiện cả những thông tin bịa đặt như ở xã A, có ông cán bộ B ăn chặn tiền của người dân vùng lũ, mà những bình luận đó không hề được xử lý, tồn tại và được bao nhiêu tiếp cận.
Đồng ý rằng cư dân mạng suy diễn không phải là lỗi của Thủy Tiên. Nhưng hiện trạng đó xảy ra nhiều lần mà Thủy Tiên dường như bỏ qua những điều đó, để mặc những bình luận “bẩn” đó tràn ngập mà không hề xử lý, không một câu nhắc nhở người hâm mộ bình luận văn minh, lịch sự, chứ chưa nói đến việc xử lý nặng hơn bằng cách xóa hoặc ẩn đi. Ngược lại, những bình luận mong Thủy Tiên đính chính, làm rõ sự thực, đưa tin đầy đủ, lại bị ẩn hoặc xóa đi.
Thấy người hâm mộ sai, thì phải điều chỉnh lại cho đúng, chứ không phải là thấy sai, rồi mặc kệ hay bâng quơ, cứ để cho cái sai đó diễn ra triền miên, lặp đi lặp lại.
Ngày 31/10, Thủy Tiên đăng tải một đoạn quay lại cảnh người dân phản ánh về việc có tên trong danh sách nhưng không nhận được quà. Đoạn quay đó đính kèm những dòng chữ sai lệch về bác trưởng xóm về những người đi nhận quà cứu trợ hộ những người mắc bệnh hiểm nghèo. Và đoạn quay đó thu hút hơn 9 triệu lượt xem, và không thể đếm được những bình luận chửi và miệt thị chính quyền. Mặc dù có ghi rằng sẽ tìm hiểu, xác minh, nhưng những dòng xác minh đó lại bị cư dân mạng vạch ra rất nhiều lỗi sai và bài viết đó đã bị xóa.
Từ những bài đăng của Thủy Tiên, bác trưởng xóm tự nhiên trở thành một kẻ cậy quyền, cậy thế, một kẻ tham quan, ăn hết tiền của người dân. Mình không rõ là vô tình hay cố tình, mà trên trang của Thủy Tiên, có nhiều thông tin phản ánh không trung thực hoàn cảnh của bác, khiến bác bị hiểu nhầm.
Trước đó, chính Thủy Tiên cũng viết rằng sẽ làm rõ trường hợp mà các bác trưởng thôn/xóm thu lại tiền của nhân dân. Trong đoạn trực tiếp, Thủy Tiên nói rằng “tới số với chị”, trong khi đó, các bác trưởng thôn/xóm đều già cả, vất vả và đều gặp khó khăn vì bão lũ.
Và rồi, từ các thông tin sai sự thực mà Thủy Tiên cung cấp khiến các bác trưởng xóm bị những người hâm mộ Thủy Tiên vào miệt thị, xúc phạm, đe dọa. Bác Mai Văn Lợi – trưởng thôn Cấp Sơn, Cảnh Hóa, Quảng Bình bị đánh đến mức nhập viện. Hay như bác trưởng thôn Ngọa Cương và gia đình cũng bị những người trên mạng “tế sống”.
Trong những ngày vừa qua, những thế lực phản động liên tục dựa vào Thủy Tiên để công kích chính quyền. Tụi này dựa vào những bài viết và những bình luận được nhiều lượt tương tác tại trang của Thủy Tiên để liên tục truyền bá những thông tin độc hại, nhằm kích động thù hằn dân tộc, chống chính quyền…
Sau tất cả chuyện, nếu phía Thủy Tiên giải quyết một cách êm thấm hơn, thì mọi chuyện có lẽ đã không đến mức mà phải lôi nhau ra tòa như hiện nay. Giá như, sau phóng sự của VTV, hay những bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, Thủy Tiên, Công Vinh và đội ngũ cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách làm, thái độ. Đôi khi, phải cần nhìn nhận thẳng rằng, mình sai ở đâu? Khắc phục như thế nào?
Mesut Ozil từng là một trong những tiền vệ công xuất sắc nhất thế giới, anh cũng từng vô địch World Cup trong màu áo đội tuyển Đức. Nhưng hiện nay, mặc dù mới chỉ ở độ tuổi 32, không phải quá già, nhưng Ozil gần như đã biến mất trong làng bóng đá thế giới vì một nguyên nhân rất “nhạy cảm”, đó là những rắc rối chính trị mà Ozil chủ động lựa chọn. Đặc biệt là câu chuyện Ozil có dòng viết nói rằng phía Trung Quốc đàn áp cộng đồng người Hồi giáo ở Tân Cương. Việc này đẩy Ozil và câu lạc bộ chủ quản Arsenal vào làn sóng tẩy chay của những người hâm mộ Trung Quốc. Và dĩ nhiên, Arsenal chọn thị trường Trung Quốc chứ không chọn Ozil, cầu thủ này bị gạt đi khỏi mọi giải đấu lớn mà Arsenal tham dự.
Nói gần hơn một chút như trường hợp của ca sĩ Văn Mai Hương, một người từng lên tiếng phản đối rất gay gắt luật An Ninh Mạng, cô cho rằng luật An Ninh Mạng sẽ tạo điều kiện cho chính quyền xâm phạm đời tư, vi phạm quyền con người và cô không tin vào cơ quan công quyền. Nhưng một thời gian ít lâu sau đó, Văn Mai Hương phải nhờ đến cơ quan chức năng và luật An Ninh Mạng để giải quyết vụ việc bị một kẻ gian tấn công xâm phạm đời tư.
MC Phan Anh, từng tiết lộ rằng anh bị “cấm sóng ngầm” vì những bê bối liên quan đến câu chuyện từ thiện và những phát ngôn nhạy cảm về chính trị xã hội và cả xung quanh chuyện đại dịch.
Cái tâm không xấu, điểm xuất phát không sai, nhưng nếu hành trình bị lệch lạc đi, thì cần phải được điều chỉnh.
Có lẽ, Công Vinh và Thủy Tiên cần phải ngồi lại, ngẫm nghĩ kĩ một chút, rằng nếu họ giải quyết một cách êm thấm hơn, thì mọi chuyện có lẽ đã không đến mức mà phải lôi nhau ra tòa như hiện nay. Giá như, sau phóng sự của VTV, hay những bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, Thủy Tiên, Công Vinh và đội ngũ cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách làm, thái độ.
Rằng liệu, con đường từ thiện có đang lạc đường hay không.
.
Tifosi