Hiểu đúng xung quanh những vấn đề dư luận quan tâm vụ việc xét xử cô Lê Thị Dung ở Hưng Nguyên

Thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội, nhiều nhóm trên facebook thời gian qua đặt ra nhiều vấn đề về việc xét xử cô ….nhưng chỉ dừng lại ở phỏng đoán, không có căn cứ. Vậy sự thật đằng sau nhưng thông tin đó là gì:

Cơ quan chức năng khởi tố bà Lê Thị Dung

  1. Dư luận cho rằng hình sự hóa vụ việc là quá đáng nhưng thực tế là:

– Nguyên nhân cô Dung bị khởi tố là do đơn tố giác của bà Nguyễn Thị Hương, kế toán Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên; Cơ quan CSĐT đã tổ chức xác minh đơn tố giác tội phạm và đã khởi tố vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình xét xử, cô Dung không đồng tình với bản án sơ thẩm có quyền kháng cáo lên cấp cao hơn (và thực tế điều này đã xảy ra), hãy chờ cấp cao hơn xử phúc thẩm.

Trở lại chuyện cô Dung, từ 2017 đến nay, tại Trung tâm GDTX và sau này là nội bộ trung tâm GDNN-GDTX đã liên tục có đơn khiếu nại, tố cáo lẫn nhau và có nhiều báo cáo để báo cáo các sai phạm của nhau. Các cơ quan chức năng qua kiểm tra cũng đã kết luận tại trung tâm xảy ra tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng và đã xử lý kỷ luật về Đảng viên và tổ chức Đảng. Để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, phát sinh nhiều đơn thư tố cáo lẫn nhau chứng tỏ người đứng đầu điều hành, quản lý (là cô Lê Thị Dung) không đúng quy định, không dân chủ, minh bạch và có dấu hiệu bao che một số người, trù dập một số người trong đơn vị (nội dung này bất cứ giáo viên nào của Trung tâm cũng hiểu và biết rất rõ).

  1. Người nhà của bị cáo Hương (người đứng ra tự thú và tố cáo cô Dung) là Phó trưởng công an huyện Hưng Nguyên: qua xác minh với công an huyện Hưng Nguyên: thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra không có ai là người có quan hệ họ hàng với bị cáo Hương;
  2. Một số trang mạng cho rằng nguyên nhân sâu xa là do bà Dung không ký hợp đồng với bà Nguyễn Thị Phương Thúy và vì bà Thúy là người nhà của nguyên Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên!

– Bà Nguyễn Thị Phương Thúy hợp đồng tại trung tâm từ năm 8/2002, đến tháng 1/10/2012 được Sở Giáo dục tuyển dụng. Và thực tế là cô Nguyễn Thị Phương Thúy cũng chẳng có mối quan hệ nào với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên.

  1. Các trang mạng ám chỉ vụ án bà Dung có liên quan đến việc lãnh đạo huyện chỉ đạo, tư thù vì cô Dung không nghe theo ý kiến chỉ đạo của huyện….. là hoàn toàn không có cơ sở vì:

– Việc điều tra, truy tố, xét xử là nhiệm vụ của các cơ quan Tư pháp và thực tế các cơ quan Tư pháp (Công an, Viện KS, Tòa án) làm việc độc lập. Bản thân bà Dung và một số trang mạng xã hội ám chỉ lãnh đạo huyện là học trò cũ mà không can thiệp để giảm nhẹ hình phạt là bất nhân, bất nghĩa…. Việc làm này là cố tình bôi xấu lãnh đạo, cố tình hướng dư luận sang nội dung khác và thể hiện cá nhân người viết các nội dung này đã có tư tưởng bất chấp pháp luật, không tôn trọng pháp luật, nghĩ rằng ai cũng can thiệp được vào vụ án mà cơ quan Tư pháp đang thực thi nhiệm vụ.

– Bên cạnh đó, UBND huyện chưa kiểm tra, rà soát và xử lý các nội dung liên quan quản lý tài chính và không chuyển các tài liệu thanh tra, kiểm tra cho cơ quan điều tra vì vậy không thể suy đoán vô căn cứ được.

– Có trang facebook còn cho rằng vì bà Dung không nghe lời lãnh đạo huyện để bán đất của Trung tâm cho doanh nghiệp là suy luận vô căn cứ bởi vì trong huyện không hề có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Trung tâm, muốn biết rõ xin tham khảo quy hoạch của huyện.

  1. Dư luận băn khoăn tại sao để mất đoàn kết mà huyện không làm quy trình điều chuyển? Xin được nói rõ thêm: trong một thời gian dài bà Dung liên tục viết đơn tố cáo lên huyện, sở, tỉnh…theo quy định bảo vệ người tố cáo thì không được phép điều chuyển bà Dung.

Mặt khác, theo thông tin khá chắc chắn lãnh đạo huyện đã nhiều lần gặp gỡ bà Dung để vận động chuyển trường, chuyển về phòng Giáo dục nhưng bà Dung nhất quyết không đồng ý.

6. Dư luận băn khoăn cho rằng mức án như vậy là quá cao so với số tiền thất thoát, chiếm đoạt?

– Bị cáo Lê Thị Dung vi phạm vào điểm b, khoản 2, điều 356; điểm v, khoản 1, điều 54 và điều 65, Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ 5-10 năm.

– Bị cáo Lê Thị Dung không có tình tiết giảm nhẹ do cố ý để xảy ra sai phạm trong thời gian dài nhưng không chịu nhận tội, không thành khẩn khai báo; không chủ động nộp lại tài sản chiếm đoạt; không chịu khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại gây ra.

– Mức án 5 năm tù là mức đầu tiên của khoản 2 của Bộ Luật hình sự.

– Nếu bị cáo không đồng tình với bản án sơ thẩm thì có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm. Ngoài ra, pháp luật quy định cho phép bị cáo thực hiện quyền khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

T/H

 

Tin cùng chuyên mục: