Học cách tôn trọng pháp luật để công lý được thực thi!

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền bình luận của một cựu học sinh của cô Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, người đang bị tạm giam và chuẩn bị đưa ra xét xử phúc thẩm về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Nội dung chính là cảm ơn, tri ân và mong được “chia sẻ” với mức án mà cô Dung phải nhận khiến cho nhiều người xúc động.

Thực ra, là phụ nữ, chứng kiến người từng giúp đỡ, dạy giỗ mình rơi vào vòng lao lý, chẳng ai muốn vậy. Nghề giáo là nghề cao quý, là “ân nhân” tri thức của hàng nghìn học sinh. Vì thế, những tình cảm tri ân, niềm tôn kính với những người làm “nghề trồng người” là truyền thống, đạo lý tốt đẹp từ xưa đến nay. Thế nhưng, chúng ta không thể lấy “ân nghĩa” đó để biện minh cho các sai phạm, vi phạm pháp luật nếu có của thầy cô. Còn nhớ vụ nâng điểm thi ở một số tỉnh miền Bắc những năm trước, các thầy cô giáo cũng lý giải nguyên nhân vì thành tích học sinh, vì tương lai các em… Nhưng đó có công bằng với những học sinh khác và với pháp luật.

Tương tự, có thể cô Dung đã giúp đỡ nhiều em học sinh, nhưng không phải vì thế mà mọi lầm lỗi của cô được bỏ qua. Hay vì ân tình mà học sinh “ước được đi tù thay cô”. Nghe thì thật là “cảm động” nhưng không thể chấp nhận được với một người bình thường, trong một xã hội hiện đại. Cùng lắm, thì việc cứu giúp người có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ khi xét xử vụ án. Bởi, kể cả cha mẹ mình sai, bản thân mình muốn “gánh tội” thay cũng không thể được, vì pháp luật là công bằng, khách quan, độc lập.

Vụ án cô Lê Thị Dung được các cơ quan từ trung ương đến địa phương giám sát chặt chẽ, chắc chắn, các cơ quan thực thi pháp luật sẽ phải xem xét, đánh giá kỹ tài liệu, chứng cứ, về hành vi vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, mức độ thiệt hại và tính nguy hiểm cho xã hội để đưa ra phán quyết công tâm, khách quan, đúng người, đúng tội, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội.

Còn với mỗi công dân, điều quan trọng nhất là để cho pháp luật được độc lập thực thi, không phát ngôn cảm tính, quy chụp một chiều, thiếu căn cứ khi bản thân mình chưa rõ tường tận về vụ việc. Học cách tôn trọng pháp luật chính là đang góp sức mình để xây dựng xã hội văn minh và lành mạnh.

Minh Anh

 

Tin cùng chuyên mục: