Nói vài điều về “chiến lược lãnh đạo đất nước” của Trung Quốc
1. Chấm điểm lãnh đạo:
Tất cả các lãnh đạo trước khi muốn lên được những chức vụ cao hơn đều phải trải qua những vị trí thấp nhất; đầu tiên là lãnh đạo huyện. Trong 5 năm người lãnh đạo đó được giao chỉ tiêu cụ thể: “Ví dụ tăng trưởng GDP cho huyện này lên bao nhiêu %. Nếu sau 5 năm anh không đạt chỉ tiêu thì anh sẽ bị cách chức, hoặc giáng cấp hoặc ra khỏi bộ máy lãnh đạo. Cho dù có tiền tấn nhưng không có thành tích lãnh đạo ở những cấp thấp hơn thì không bao giờ được phép có tên trong các đề bạt lên ở các chức vụ cao hơn cả”.
Ngược lại, nếu như có thành tích tốt, tăng trưởng kinh tế đạt chỉ tiêu thì mới được thăng lên những chức vụ cao hơn. Khi đó bản thân người lãnh đạo sẽ được nhận % theo sự tăng trưởng kinh tế. Như thế ở TQ, tham nhũng là khi kinh tế phát triển sau đó người lãnh đạo mới ăn trên những đồng tiền mà người dân “giàu có” mang đến để trao đổi lấy “lợi ích” mà người dân đó cần (đây là triết lý của Thừa tướng, quyền thân, gian thương Lã Bất Vi thời Tần), tức làm được thì ăn được – chứ không phải là phá loạn rồi ăn trên xương máu của người dân, đơn cử như Bạc Hy Lai cựu Bí thư Trùng Khánh, tuy sau này ông ta bị truy ra tội tham nhũng; nhưng dưới thời của Bạc thành phố Trùng Khánh thay da đổi thịt, phát triển kinh tế kinh hồn bạt vía, dân Trùng Khánh tôn thờ lão Bạc hơn cả cha ông của mình.
2. Tập quyền trung ương: “Trên bảo dưới không nghe là… trảm”
Đối với tầm lãnh đạo cao cấp như Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình của TQ thì tiền với họ là vô nghĩa. Cái họ cần là ghi danh vào lịch sử để lưu lại tiếng thơm muôn đời, đây được xem là triết lý sống của người TQ bởi chỉ cần đề ý thì hầu như các phim TQ luôn có câu “Lưu danh Sử xanh” là vậy.
Thế nhưng, để đưa được những chính sách của mình vào thực tế trên toàn bộ lãnh thổ TQ rộng lớn, thì phải xử lí được tình trạng “trên bảo dưới không nghe”; tức lãnh đạo các tỉnh, huyện là người địa phương đưa lên thành ra sẽ tạo thành “một người làm quan cả họ được nhờ” rồi kéo bè, kéo cánh theo kiểu “không họ hàng thì là đồng hương, không cùng nhà thì cùng quê” dẫn tới bất tuân thượng lệnh, tham nhũng chia chác và đục khoét ngân sách.
Để tránh tình trạng này ĐCSTQ đã đưa ra nguyên tắc: “Tất cả mọi lãnh đạo từ cấp huyện trở lên ở TQ đều phải là người được Trung ương ĐCSTQ đưa xuống. Và người này thừa lệnh trực tiếp từ TBT và BCT ĐCSTQ để thống nhất chính sách và đường lối thực hiện”…
Làm như thế có rất nhiều lợi ích, vì lãnh đạo do TW cử xuống sẽ là người có trình độ, học vấn cao được trực tiếp TBT và BCT tuyển chọn (hơn là lãnh đạo từ địa phương đưa lên), điều này giúp hạn chế tiêu cực bởi rất khó để có ông nào đủ sức “mua” được tất cả Ủy viên BCT lẫn TBT mà dù có thực sự “mua” được thì vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện cần (học vấn, trình độ) trước đã, chưa kể do nhiệm kì chỉ có 5 năm (sau đó sẽ được thuyên chuyển hoặc gia hạn thêm để hoàn thành thử thách) nên người lãnh đạo đó hầu như chả có cơ hội và thời gian để xây dựng bè cánh như lãnh đạo đi lên từ địa phương.
Cứ như thế, tuần hoàn liên tục hàng trăm ngàn cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” từ TW được cử xuống các huyện để rèn luyện phấn đấu tu dưỡng, qua đó các cán bộ này điểm xuất phát đều giống nhau còn đích thì do năng lực bởi, có thể nhìn vào 02 TBT-CTN vừa qua của TQ là Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình thì thấy rõ rằng họ đều xuất phát từ những lãnh đạo ở vùng khó khăn, nghèo nàn và thậm chí là có vấn đề về “tôn giáo-chính trị”, ví dụ: “Tập Cận Bình mặc dù là COCC nhưng phải trải qua hơn 30 năm nắm đủ các chức vụ từ lãnh đạo huyện, thị, tỉnh v…v ở những vùng nghèo đói xa xôi nhất (thời trẻ khi mới về làm phó bí thư huyện, Tập đã phải đi gánh phân bò với nông dân để tăng gia sản xuất). Còn Hồ Cẩm Đào trước khi về nắm quyền ở TW thì cũng quản lý cái khu Tây Tạng thời đó vừa ở cao trên núi, lạnh, nghèo, đường xá tệ hại lại còn vấn đề “Thần quyền” nhưng kết quả giờ ai từng đi Tây Tạng chơi thì thấy nó thay da đổi thịt ra sao (https://www.facebook.com/8.baolua/posts/946615102213522)
Có thể nói đội ngũ lãnh đạo của TQ trong vòng 30 năm qua đều xuất phát từ những vùng càng nghèo, khó khăn… bởi nếu đạt được thành tựu kinh tế thì sẽ đạt điểm chấm càng cao hơn là các vùng giàu có và phát triển. Sau khi đạt được những chỉ tiêu kinh tế xuất sắc ở tất cả mọi vị trí lãnh đạo từ huyện, thị, tỉnh rồi lúc đó mới có đủ uy tín để ngồi lên chiếc ghế quyền lực tối cao của ĐCSTQ. Chứ không có chuyện COCC tót 1 phát về ngồi bàn giấy ở các Sở, Bộ ban ngành rồi làm lãnh đạo mà không đổ mồ hôi, sôi nước mắt với người dân của mình.
3. Đảng Cộng sản là chính đảng chấp chính duy nhất, 8 đảng còn lại được gọi là đảng phái dân chủ (hay đảng tham chính).
Nếu ai bảo TQ là “độc đảng”, “độc tài” thì đó là 01 con bò bị báo chí Mỹ-Tây nhồi sọ. Hiện nay ở TQ, ngoài ĐCS ra còn 8 chính đảng khác được công nhận là:
– Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc (gọi tắt là Dân Cách)
– Đồng minh dân chủ Trung Quốc (gọi tắt là Dân Minh)
– Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc (gọi tắt là Dân Kiến)
– Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc (gọi tắt là Dân Tiến)
– Đảng dân chủ nông công Trung Quốc (gọi tắt là Nông Công Đảng)
– Đảng trí công Trung Quốc (gọi tắt là Trí Công Đảng)
– Học xã Cửu Tam
– Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan (gọi tắt là Đài Minh)
Phương châm hợp tác cơ bản giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và 8 đảng phái dân chủ được xác định là: “Trường kỳ cộng tồn, hỗ tương giám đốc, can đảm tương chiếu, vinh nhục dữ cộng” (cùng tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau, đối xử chân thành với nhau, vinh nhục có nhau).
Trong hệ thống chính trị thì lãnh tụ của 8 Đảng này thường sẽ nắm ghế Phó Bí thư và Thứ trưởng các Bộ, ban, ngành mà họ có được thông qua phiếu bầu. 08 Đảng này về hoạt động tuy cùng chịu chung đường lối lãnh đạo của ĐCSTQ nhưng thực chất chính là 8 đối thủ, 8 bao cát để ĐCSTQ tập luyện, nếu không muốn bị mất mặt và mất điểm thì từng đảng viên ĐCSTQ đều phải luôn tự lực nâng cao trình độ, năng lực. Bởi ông nào mà bị đảng viên 8 đảng kia nêu tên và yếu kém ra là coi như vào danh sách đen.
Nếu như ở phương Tây thì mắc phải vấn nạn Đa Đảng thường chỉ là cuộc đấu đá nhau vì quyền lực chính trị làm cho nước đó cứ lâu lâu xảy ra “biểu tình, bạo loạn… (Pháp, Thái điển hình bây giờ)” không thì cũng phát triển ì ạch… Thì chế độ chính trị của TQ khá là hài hòa khi kết hợp những ưu việt của cả “cơ chế Đảng chuyên chính cộng sản” lẫn “Đa đảng Dân chủ tư bản” nhằm tạo ra mô hình như bây giờ, vừa không để cho dân chủ tự do quá trớn như phương Tây và cũng không để xảy ra tình trạng độc tài, bệnh thành tích gây trì trệ xã hội.
Thực ra thì TQ học được điều này từ Việt Nam đấy, mà mô hình sơ khai chính là Việt Minh! Kể cả việc TBT kiêm CTN cũng là TQ học từ Việt Nam, bởi Mao Trạch Đông năm 1959 đã giao quyền CTN cho Lưu Thiếu Kỳ, mãi đến tận những năm 90s thì 02 chức này mới quay lại là 01 người nắm!
4. Kinh tế “Độc cường” thị trường tỷ 5 dân.
Không rõ bằng cách nào mà từ cách đây gần 30 năm khi mạng internet và mọi ý niệm về nó còn rất mơ hồ trong mắt mọi người. Thế nhưng, từ lúc đó lãnh đạo ĐCSTQ đã nhìn ra tương lai của 1 kỉ nguyên công nghệ mới mở ra. Trong đó những công ty như Amazon, Google hay Facebook bằng thế giới ảo của riêng mình sẽ thâu tóm toàn bộ thế giới. Rõ ràng ngày nay tiên đoán của ĐCSTQ đã hoàn toàn chính xác; cả 3 ông trùm này thực sự đã trở thành những “ông vua không ngai” mà không có quốc gia hay bất cứ chính quyền nào kiểm soát nổi (sau khi Việt Nam ra Luật An ninh mạng thì hàng loạt các quốc gia và cả EU đều ban hành các Luật về quản lý mạng xã hội)
Như thế, nếu lãnh đạo TQ không ra tay đánh phủ đầu thì tương lai toàn bộ thị trường TQ sẽ rơi hết vào tay 3 ông trùm công nghệ này. Để rồi từ đó toàn bộ tiền của, sức lực lao động của người TQ sẽ bị chảy máu, rơi thẳng vào túi của Tư bản nước ngoài. Như hiện tại, ở Việt Nam bọn Facebook, Google trốn thuế mà Việt Nam có làm gì nổi chúng nó đâu ?
Để thực hiện việc này, chính quyền TQ đã tiến hành 2 việc song song như sau:
Một là, tiến hành cấm cửa hầu như các nền tảng dịch vụ xã hội có nguy cơ gây hại cho TQ (FB, YT, GG bị liệt vào đầu tiên).
Hai là, tích cực chôm chỉa (như kiểu Mạc Đĩnh Chi học lén chữ), học tập công nghệ của 3 công ty lớn này để tạo ra sản phẩm của riêng TQ đó là Baidu, Wechat, và Alibaba… vân vân và mây mây…. Ban đầu, khi thấy hành động này của TQ nhiều người chửi TQ đi lại con đường “đốt sách, chôn nho” của Tần Thủy Hoàng năm xưa, lâu thêm nữa là chửi TQ là “ăn trộm, trùm hàng nhái” (cơ mà có nước nào không làm trò “giáp điệp kinh tế” không nhỉ?)
Thế nhưng, giờ đây nhìn lại mới thấy tầm nhìn sâu và rộng của lãnh đạo TQ. Bởi nhờ vậy, thay vì phải tốn hàng tỉ tỉ USD đi mua bằng sáng chế như Nhật nhưng lại có nền Quốc phòng không thể bảo vệ nổi đất nước thì ngày nay TQ đã rút ngắn được cả trăm năm phát triển đầu tư vào KHKT – Trí Tuệ nhân tạo mà bọn Tây-Mỹ đã đi trước đó nhờ vào việc “đào nát thuộc địa và chiến tranh”, đồng thời có tiềm lực Quốc phòng đứng hàng top của thế giới.
Tin tôi đi, nếu 20 năm trước ngay người TQ cũng khá là mặc cảm khi bị chửi là “dân tộc hàng nhái”, nhưng giờ đây người TQ đã có được những sản phẩm của riêng mình, có cả 1 hệ sinh thái mạng xã hội, thanh toán di động tiện lợi; quyền lợi, tiền thuế của người TQ không bị các công ty tư bản Mỹ cướp đi 1 cách trắng trợn, đã thế hệ thống hạ tầng, dịch vụ của TQ và an ninh xã hội ngày càng được đảm bảo, TQ giờ cũng đã chi hơn 600tr USD để xây dựng lại môi trường sinh thái (sau khi phá nát bờ đông để làm Công nghiệp nặng), các bạn ai đến Bắc Kinh trong 5 năm qua rồi sẽ biết ở đó có thực sự ô nhiễm như báo chí nói không. Chính nhờ tầm nhìn đó mà TQ mới có vị thế tự chủ, tự cường và độc lập tiến lên thành bá chủ thế giới.
Đó là kết quả của cái gọi là “XHCN mang màu sắc Trung Hoa” do Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng suốt 30 năm qua!
Nam Phong