Phóng sự: Vì sao Phạm Đoan Trang bị bắt?

Phạm Đoan Trang sinh ra trong gia đình trí thức Hà Nội, các anh chị đều thành đạt với nghề nghiệp của mình. Bản thân vốn là học sinh trường Amsterdam, Đại học Ngoại thương – đều là những ngôi trường tiếng tăm của Hà Nội. Ra trường được vào làm nhiều tòa báo nổi tiếng như VnExpress, VTC, Vietnamnet, Pháp luật TP Hồ Chí Minh…Vậy mà từ phút bốc đồng tham gia biểu tình chống Trung Quốc, bị đệ tử bang nhóm Việt tân khi đó như Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng đám No-U Hà Nội dắt mối, Đoan Trang chính thức “liên can” đến Việt Tân và dần dần trở thành “nhà đấu tranh dân chủ chuyên nghiệp” được VOICE-Việt tân đầu tư, đào tạo bài bản cùng hậu thuẫn cả tài chính và lực lượng không giới hạn. Bởi vậy, cũng như hàng chục “nhà dân chủ” lớn mặt khác, cái kết tất yếu cho Phạm Đoan Trang là nhà tù và bản thân cô ta chuẩn bị sẵn cho chặng đường này. Cùng chúng tôi điểm lại chặng đường gần chục năm “đấu tranh dân chủ” của Phạm Đoan Trang từ vụ “phong trào NO-U” và “Nhật ký yêu nước”, “Tuyên bố 258”, “Vì Một Hà Nội xanh”, “Hiến chương 2015”, cho đến “Nhà xuất bản Tự do” gắn bó với vai trò sáng lập, tổ chức, điều hành cùng với các “ảo vọng” nối tiếp liên tục thất bại của Phạm Đoan Trang.

 (1): SA LẦY VÀO VIỆT TÂN VÀ BIỂU TÌNH  

Dù sinh ra trong gia đình trí thức bậc trung ở Hà Nội, học được ở các trường tiếng tăm, xong lực học thực sự chỉ dừng ở mức “trung bình” (Phạm Đoan Trang tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội với bằng trung bình khá) là một trong số lý do khiến cô không chọn việc theo chuyên ngành được đào tạo.

Hơn nữa, đọc một loạt bài viết, cuốn sách trước khi tham gia vào “phong trào dân chủ” do Đoan Trang viết, có thể thấy rõ lý do cô chọn ngành báo với ảo tưởng về thứ “quyền lực thứ tư”. Lao vào thứ mộng tưởng tô vẽ của nghề, Đoan Trang nhanh chóng nhận thấy vị đắng, thất vọng vì thu nhập quá thấp và chưa hề thấy nghê báo không đem lại “quyền lực” thực sự, khiến Đoan Trang vỡ mộng vì bị xem như “kẻ vô danh” sau mỗi bài báo, không ai biết tác giả là ai. Dù đã đổi qua nhiều tòa báo vẫn không đem lai “tương lai quyền lực” nào cho Đoan Trang khiến cô này bắt đầu tìm đến những thế lực nuôi dưỡng quyền lực phía sau làng báo như Nguyễn Trần Bạt, Chu Hảo (phụ trách báo Tia Sáng thời đó), Mai Phan Lợi, Trịnh Hữu Long và nhóm Quỹ nghiên cứu Biển Đông Diễn đàn Nhà báo và Chính sách…

Chơi bời, quan hệ rặt toàn “nhà dân chủ”, Đoan Trang trở thành một trong những bồ dự trữ của tay chơi khét tiếng Bùi Thanh Hiếu và được y dẫn dắt tới với làng phản động chính hiệu. Cuối tháng 08/2009, Bùi Thanh HiếuNguyễn Ngọc Như Quỳnh và Phạm Đoan Trang bị bắt tạm giữ 9 ngày, do liên quan đến một kế hoạch in áo phông phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên, trong đó tổ chứckhủng bố Việt Tân là nhà tài trợ với số tiền 24.000USD. Dù Trang bao biện cô không biết rõ kế hoạch, mọi việc đều do Bùi Thanh Hiếu chủ trì, nhưng vụ việc này cũng đủ khép lại giấc mơ “quyền lực thứ tư” của cô ta, buộc cô ta phải rời Vietnamnet vào tháng 02/2010, sau đó được Mai Phan Lợi nâng đỡ vào làm  báo Pháp luật TP.HCM cùng với việc tham gia dự án “Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng” (MEC) đang được NGO nước ngoài nuôi dưỡng.

Như con thiêu thân không biết điểm dừng, ngày 05/06/2011, Phạm Đoan Trang tham gia một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ngày 18/08 cùng năm, cô thu thập các bài viết của người biểu tình, để biên soạn thành một tuyển tập mang tên “Thế hệ F”. Trong lời nói đầu của tuyển tập, cô mô tả đợt biểu tình như một cuộc “cách mạng dân chủ” “đầy tự hào”; trong đó người dân xuống đường lật đổ chế độ nhờ sức mạnh của Internet, tương tự như Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2005, Cách mạng Nâu ở Myanmar năm 2007, và Mùa Xuân Arab ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2011.

Trong không khí hứng khởi của các phong trào biểu tình phản đối đường lưỡi bò khiến Trang sa lầy vào đường hướng chống Cộng cực đoan, lún sâu vào quan hệ rặt các đệ tử của Nguyễn Gia Kiểng và tay chân của Việt Tân, cũng như lún sâu vào cuộc sống sa đọa, bầy đàn, thác loạn, vừa cặp bồ với đủ hạng người, vừa dự trữ vài người tình chát sex bên kia bờ đại dương, chẳng thua kém Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…. Theo dõi vài chát chém gió của những tay chơi No-U đình đám hồi đó như Nguyễn Lân Thắng, Bùi Thanh Hiếu, Mai Dũng, …, Đoan Trang từng được Hiếu Gió khoe ngay dưới facebook của đồng bọn về việc sẵn sàng lên giường với em nhà báo “gọi lúc nào cũng được”.

Blogger Võ Khánh Linh từng kể, nhờ tham gia đợt biểu tình hè 2011, Phạm Đoan Trang đã gặp Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn, là hai người đồng hành cùng cô trong hầu hết các hoạt động về sau. Trang cũng lần lượt gia nhập nhóm No-U vào năm 2011, và Nhật ký Yêu nước vào năm 2012, trước khi xuất cảnh vào năm 2013, để được VOICE dạy nghề làm cách mạng đường phố. Đợt biểu tình năm 2011, và việc biên soạn cuốn “Thế hệ F”, đã thay đổi cuộc đời Đoan Trang, đánh dấu một bước ngoặt chuyển từ một phóng viên phản biện thành một người hoạt động để lật đổ chế độ. Thời kỳ tham gia “phong trào No-U” này, Đoan Trang rất có uy tín, được xem như thày giáo dạy nghề viết cho đám đệ tử Việt tân trong nước.

(2) TÌM ĐẾN VOICE VÀ ẢO TƯỞNG TRỞ THÀNH CHÍNH KHÁCH, LÃNH TỤ?

Tìm đến VOICE, nhóm Đoan Trang được hưởng nhiều ưu đãi: với tư cách học viên khóa huấn luyện do NED tài trợ từ học phí cho đến sinh hoạt phí, vừa làm cộng tác viên cho một số NGONN mà VOICE “đối ngoại” được, kèm thêm chức danh trợ lý, thư ký cho nhân sự chủ chốt trong VOICE, thêm vào đó lập và “tập tành” triển khai vài dự án “đấu tranh dân chủ” từ NGO nước ngoài, của các băng nhóm phản động lưu vong Việt tân trá hình như Dân Làm báo, Chân Trời mới…Xin liệt kê một vài “thành quả đấu tranh dân chủ” thời kỳ “vừa ghọc vừa làm” ở VOICE này.

Cuốn sách được quảng bá cẩm nang làm truyền thông “ CĂN BẢN về TRUYỀN THÔNG & BÁO CHÍ”, – “giáo trình” dạy về kỹ năng truyền thông mà Đoan Trang biên soạn thời điểm ở VOICE  được sử dụng huấn luyện “các nhà dân chủ trong nước” khi muốn dấn thân vào sự nghiệp “nhà báo tự do” trên mạng xã hội. Trong cuốn sách này, điều lạ lùng là cô ta chê bôi hầu hết các tờ báo trong nước, cho nó là “quân xanh, quân đỏ” của Ban tuyên giáo, xong lại ngợi khen trang lá cải Dân Làm báo như là mẫu mực, điển hình của “báo chí tự do”, “không bị lệ thuộc”, “đưa tin khách quan”… Trong khi, chính trong nhóm kín admin của Nhật ký yêu nước, đám đệ tử thân cận của Đoan Trang lại tẩy chay tờ lá cải, xem Dân làm báo là loại trang tin không nên tin tưởng và việc đưa bài của trang này lên Nhật ký yêu nước làm mất uy tín của fanpage! Dễ hiểu, cuốn sách “cẩm nang truyền thông” của bà Trang viết theo đơn đặt hàng của Dân Làm báo, VOICE và một số tổ chức nước ngoài khác đã được đề cập ngay trên bìa sách, tuy nhiên, là người có chuyên môn làm báo, Đoan Trang bẻ cong ngòi bút cốt đẹp lòng nhà tài trợ đủ để chứng minh, cựu ký giả Đoan Trang đã trượt dài trong cái nghề viết lách, sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng từ các tổ chức, thế lực chống Nhà nước Việt Nam.

Thực hiện chiến dịch “tẩy chay Tân Hiệp phát”, trong đó dàn đệ tử VOICE cùng với dàn truyền thông MEC của Mai Phan Lợi, dàn ISEE của Nguyễn Quang Bình câu kết với một doanh nghiệp Philippine đạo diễn, đẩy sóng kịch bản “con ruồi”, biến nó thành sự cố để bóp chết doanh nghiệp nội địa này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Phi thôn tính cũng như thực hiện kế hoạch thúc đẩy tạo sức ép dư luận xã hội quan việc vận động thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo nền tảng gây dựng xã hội dân sự trong nước.

Nhận thấy tiềm năng của Đoan Trang nên một tổ chức NGO nước ngoài đã liên hệ giới thiệu cho Trang học bổng ngành “hành chính công” ở Mỹ. Tại đây, Trang cùng các băng nhóm Việt tân ở Mỹ tích cực tham gia các hoạt động tiếp xúc, vận động dân biểu, chính khách Mỹ ủng hộ “phong trào dân chủ Việt Nam”, từ việc điều trần trước các ủy ban Hạ viện Mỹ, vận động Facebook lấy lại tài khoản và bảo trợ cho các “nhà đấu tranh” bị cộng đồng mạng Việt Nam report, tổ chức chiến dịch phá hoại việc VN tham gia UNHCR, TPP, phá quan hệ hướng tới đối tác chiến lược giữa VN-Hoa Kỳ …đến việc tập tành viết các báo cáo nhân quyền.

Sau hơn 2 năm tiếp xúc với hầu hết các tổ chức, thủ lĩnh phản động lưu vong đình đám, học hỏi kinh nghiệm “cách mạng màu” ở các nước khác nhau, nghiền ngẫm các phương thức đấu tranh, lật đổ, Đoan Trang tự tin về nước, bắt tay vào khuấy động phong trào đấu tranh với dạt dào hy vọng gây dựng được “phong trào đối lập” đúng như lộ trình và kế hoạch đã phác họa kỹ lưỡng.

(3) ẢO TƯỞNG VỚI CON BÀI “TUYÊN BỐ 258” VÀ QUỐC TẾ VẬN

Trước khi về nước, Đoan Trang cùng Nguyễn Anh Tuấn khới xướng là dự án “Tuyên bố 258” với sự phối hợp của hai nhà đầu tư VOICE và Dân Làm báo cùng đèn xanh từ Bộ Ngoại giao Mỹ, theo đuôi của EU và hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Ý đồ của chiến dịch này bị blogger Võ Khánh Linh cùng nhiều bạn sinh viên dấy phong trào phản đối, vạch trần:

Từ cuối tháng 7/2013, Phạm Thị Đoan Trang đã vận động một số người mà hầu hết là có “thâm niên” tham gia, thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam ký vào bản Tuyên bố 258 có nội dung vận động cộng đồng quốc tế gây áp lực Việt Nam xóa bỏ Điều 258 BLHS như là “điều kiện” để được trở thành thành viên “Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc”. Mặc dù bản “Tuyên bố 258” mượn danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” nhưng chỉ thu thập được 69 chữ ký của số zân chủ, đến nay mới được hơn 100 chữ ký. Thật khôi hài.

Mặc dù chỉ được một nhúm vài kẻ chống đối cực đoan ký tên ủng hộ “Tuyên bố 258”, nhưng chúng lấy cái danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” liên hệ và tổ chức trao “Tuyên bố 258” cho ĐSQ Mỹ, Úc, Thụy Điển, Đức tại Hà Nội và cử một đoàn bay sang Thái Lan để trao cho một số tổ chức quốc tế. Chúng xem đây như “chiến thắng” và “trưởng thành” của cái gọi là “lực lượng đấu tranh dân chủ Việt Nam”!
Cùng với việc đem Tuyên bố 258 đi “trình” các ĐSQ, tổ chức quốc tế, chúng tổ chức lăng xê, quảng bá, diễn tả các trạng thái tự hào được “bán nước” như một sự khiêu khích quốc thể, thách thức cộng đồng yêu nước chân chính. Cùng với việc này, chúng còn tụ tập tổ chức các buổi “café 258”, tụ tập trước các Đại sứ quán để ”yểm trợ” cho số vào bên trong, tụ tập hò hét đòi “người của chúng” khi đang được yêu cầu làm việc với các cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật khác giữa Thủ đô Hà Nội… Những hành động quá khích, ngày càng leo thang núp dưới danh nghĩa “yêu nước”, “phản đối đường lưỡi bò”, “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” nhưng thực chất là cái vỏ bọc “hợp pháp” cho các việc làm xúc phạm, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phủ nhận thể chế chính trị, kích động chống đối tiến tới lật đổ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nếu bạn vào địa chỉ facebook/blog của những kẻ ký tên Tuyên bố 258 sẽ dễ dàng nhận thấy sự chống đối đến cực đoan, thách thức chính quyền, xem thường cộng đồng đến bệnh hoạn của những kẻ này. Mọi hành động, việc làm của chúng đều hướng tới mục tiêu lật đổ Nhà nước với khát vọng đưa Việt Nam trở lại với thể chế “Việt Nam Cộng hòa”, đáp ứng được khát vọng của các ông thầy Việt Tân, Tập hợp dân chủ đa nguyên, …đang trông ngóng hơn 30 năm nay ngoài cửa khẩu (đang thường trực trong danh sách “bạn bè” trên blog/facebook của chúng), để được ôm chân, bợ đít các “đại cường quốc”, bất chấp nguy cơ có thể đẩy Việt Nam trở thành bãi chiến trường, nội chiến hoặc sân đấu cho các nước đế quốc diễn tập.
Cộng đồng facebook/blog trên mạng Internet đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành động bán nước của những kẻ tham gia “Tuyên bố 258”.

Có thể nói, bản Tuyên bố 258 do Đoan Trang kỳ công soạn thảo, trực tiếp vận động các nhóm trong nước ký tên, lại long đong liên hệ từng ĐSQ, từng tổ chức nhân quyền để họ tiếp nhận bản Tuyên bố này, giúp cho “phong trào dân chủ” trình diễn màn “chính khách quốc tế”, nhưng lại không được đám chống đối thủ cựu trong nước ủng hộ, trừ một số thành viên NO-U và đám cộng tác viên Dân làm báo trong nước. Nguyễn Chí Đức, một thành viên MLBVN sớm nhất tự phơi bày hành động lố lăng, bán rẻ lòng tự tôn dân tộc, quay sang ủng hộ nhóm Phản bác Tuyên bố 258 sau đó, cùng với sự ra mắt èo uột và các hoạt động nặng tính trình diễn sau đó của MLBVN khiến dự án “quốc tế hóa làng zân chủ Việt” của Đoan Trang đổ bể, phải bỏ luôn “sản phẩm” này cho Dân làm báo và nhóm Cộng tác viên của Dân Làm báo phụ trách (như Nguyễn Hoàng Vi, Phạm Thanh Nghiên, vợ chồng Trịnh Anh Tuấn-Đào Trang Loan…).

Thế là chuỗi chiến dịch “Tuyên bố 258”, phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ, vận động cô lập Việt Nam tại phiên UPR 2014…đều thất bại, Đoan Trang ngộ ra rằng, mọi hoạt động vận động nước ngoài can thiệp chẳng đi đến đâu, chẳng đem lại bất cứ hiệu quả gì trên thực tế cho giấc mộng  “cách mạng dân chủ” của cô ta cả. Muốn “cách mạng dân chủ” thành công thì yếu tố nội lực vẫn là quyết định, dân chúng không ủng hộ thì đám chính khách, dân biểu phương Tây chỉ là “đãi bôi”, chẳng đi đến đâu hết. Con đường tiến tới tham vọng quyền lực của cô ta vẫn phải là về nước, xây dựng nền móng, nền tảng trong nước, chơi vơi ở nước ngoài, chẳng đem lại điều gì, ngoại trừ tương lai thành Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Gia Kiểng…chết già nơi đất khách quê người mà thôi.

Nhạn Biển

 

Tin cùng chuyên mục: