Thấy gì về phiên tòa sơ thẩm Nguyễn Năng Tĩnh?

 

Theo ghi nhận, chỉ trong một buổi (ngày 15/11/2019), TAND tỉnh Nghệ An đã hoàn tất việc xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Năng Tĩnh (Sn 1976, quê quán: xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) với tội danh được quy định tại điều 117 – BLHS năm 2015; với bản án 11 năm tù, 5 năm quản chế. Tĩnh được biết đến là giáo dân Giáo xứ Thuận Giang, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; trước khi bị bắt, Tĩnh công tác tại trường cao đẳng văn hoá & nghệ thuật Nghệ An.

Trước đó, căn cứ các tài liệu thu thập được cơ quan An ninh điều tra, CA Nghệ An đã khởi tố Nguyễn Năng Tĩnh theo khoản 2, điều 117 – BLHS:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:

  1. a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

  2. b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

  3. c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
  4. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
  5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”.

………………………………………………….

Với bản án 11 năm thì được cho là vừa phải, không quá nặng đối với Nguyễn Năng Tĩnh, bởi khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù giam. Đó cũng là sự khoan hồng mà cơ quan thực thi pháp luật dành cho một người được học hành tử tế, được quan tâm bố trí những công việc theo năng lực, sở trưởng của mình… Và với bản án này và việc tuổi đời còn khá trẻ khi ra tù, Tĩnh hoàn toàn có cơ hội làm lại cuộc đời như bất cứ ai, điều quan trọng khi đó là có thành tâm hối cải để làm người lương thiện hay không!

 

Còn với những ai đang xem con đường Tĩnh đang đi là “lí tưởng”, là điều nên làm thì hãy nên biết rằng: Không gian mạng, một trong những không gian được Nguyễn Năng Tĩnh sử dụng để chống đối chế độ, nhà nước có thể là ảo, là nơi mọi cá thể liên quan không trực tiếp tấn công nhau, nhưng một khi nó đã được luật hoá bởi những hậu quả, tác động nó có thể gây ra cho các chủ thể khác thì nó lại thành vấn đề khác; nó sẵn sàng biến bất cứ ai nhúng chàm phải trả những cái giá đắt, cay đắng. Bản án dành cho Nguyễn Năng Tĩnh nhắc nhở việc làm thế nào sử dụng mạng xã hội hoặc thể hiện những điều mình nó ra một cách có chừng mực để không bị pháp luật điều chỉnh, không phương hại đến quyền, lợi ích của các chủ thể khác.

11 năm, không quá dài đối với một đời người nhưng nó sẽ đủ để giết chết thanh xuân, khiến cho những ao ước trong mỗi chúng ta trở nên quá vãng, khó thực hiện. Nó khiến cho những người như chị Tình- vợ Tĩnh, hai đứa con sẽ phải khắc khoải chờ đợi trong thương đau đằng đẵng… Vì những điều đó nên hỡi những ai trước khi làm bất cứ điều gì nên chăng cần xét đoán. Sự liều lĩnh đôi khi sẽ được ngợi ca là hành động anh hùng nhưng nó cũng sẽ kết thúc đi mọi thứ, vì thế hãy thận trọng và xem bản án của Nguyễn Năng Tĩnh để cảnh tỉnh mình.

Từ vụ án của Đậu Văn Dương, tới vụ án anh Hồ Đức Hoà và 13 thanh niên Công giáo, Tin Lành, vụ án Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Oai, Hoàng Đức Bình và nay là Nguyễn Năng Tĩnh…, nó đang ít nhiều cho thấy: Xu hướng chống chế độ đang hình thành khá đông trong một bộ phận, đặc biệt là Giới trẻ Công giáo. Vậy nên, để hạn chế điều này, thiết nghĩ Giáo hội Công giáo nói chung, Giáo phận Vinh nói riêng đã nên có những giải pháp, có những cơ chế đủ sức ngăn ngừa sự tác động, tiêm nhiễm những thói xấu, những tư tưởng ngoại lai vào thế hệ giàu nhiệt huyết và tương lai của Giáo hội… Có như thế mới hạn chế được việc nhìn những thanh niên, những người đang độ chín của sự việc, công việc, gia đình rơi vào vòng tù tội.

Vinh Sử

Tin cùng chuyên mục: