Thời cơ – thời điểm – thời gian: Sóng biển Đông cuộn trào Liên Hợp Quốc

Thời điểm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tuyên bố của Việt Nam về vấn đề Biển Đông tại Liên Hợp Quốc đang là thời điểm nhiễu loạn của tình hình chính trị thế giới.

Đầu tiên, tình hình Trung Đông đang lên thang bởi giá dầu, các quốc gia đang bắt đầu hướng mặt về khu vực này với hy vọng rằng những biến cố tại khu vực này không làm giá dầu tăng cao. Hiện nay, các phiến quân và quân chính phủ các nước Trung Đông đang có những xung đột mạnh mẽ, Liên Hợp Quốc đang rất quan tâm vấn đề này. Và dĩ nhiên, nếu vấn đề Trung Đông nổi bật, vấn đề khác có thể sẽ được gác lại, trong đó có vấn đề Biển Đông. Tuyên bố của Việt Nam đưa ra khiến giới quan sát chính trị rất bất ngờ, vì tuyên bố này vào đúng thời điểm vấn đề Biển Đông đang “chìm” hơn, trong khi đó Việt Nam đang muốn thúc đẩy mạnh mẽ việc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi tại Tư Chính.

71876056_2387182048215973_6469298651423309824_n

Có thể hiểu việc Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế như thế này: “Làng nước ơi, đừng quên rằng có một thằng béo vẫn đang xâm phạm đất tôi đây này”

Quốc tế: “À hóa ra vấn đề này chưa giải quyết xong à? Thế ta quay lại ý kiến tiếp nhé”

Tiếp theo, tuyên bố của Việt Nam được đưa ra trước Quốc Khánh của Trung Quốc chỉ ít ngày. Tại sao không phải là một thời điểm trước đó lâu hoặc sau đó một hồi lâu? Vì năm nay Trung Quốc tổ chức ngày lễ này rất lớn trong khi khi vấn đề Đài Loan và Hong Kong đang rất căng thẳng. Trung Quốc không muốn một ngày lễ mất yên bình thêm nữa và hoàn toàn nghĩ rằng Việt Nam sẽ lặng im trước vấn đề này. Vấn đề nội bộ đã đủ rắc rối, tổ chức ngày Quốc Khánh khi bên ngoài đang rùng beng, liệu có an vui? Tuy nhiên, Việt Nam đưa ra một tuyên bố kiểu nửa miệng, rõ ràng ai cũng biết nhắm về phía đối thủ Trung Quốc, nhưng không nêu đích danh. Điều đó có thể khiến Trung Quốc giật mình! Tổ chức đại lễ mà cũng không yên.

Đỉnh cao của “cà khịa”, là khiến đối thủ biết rằng nó đang kháy mình nhưng không biết phải phản lại ra sao. Đang Quốc Khánh mà, nhà bao việc.

Tiếp nữa, chỉ còn vài tháng nữa, Việt Nam sẽ “nắm trùm” Đông Nam Á với tư cách Chủ tịch Asean. Thêm nữa, Việt Nam sẽ có chân trong Ủy viên không thường trực Liên Hợp Quốc; trước đó với EVFTA, một loạt các chuyến đi của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới các cường quốc. Vị thế Việt Nam bây giờ, không còn quanh quẩn trong dăm ba cái ao làng nữa rồi. Đây là thời điểm thích hợp để đánh dấu tiếng nói của Việt Nam. Với tư cách chính trị đang lên mạnh mẽ, tiếng nói của Việt Nam đã dần trở nên có trọng lượng. Nếu bạn là một thành viên bình thường, có thể không ai quan tâm đến lời nói của bạn, nhưng với một thành viên sắp “lên chức”, ắt hẳn người ta cũng phải nể mặt phần nào.

Có thể thấy một loạt các động thái của trên của Việt Nam gần đây, đầu tiên là Hội nghị Liên Triều, tiếp theo là việc đích danh phê phán thủ tướng Singapore vì có bài phát biểu trên mạng xã hội. Việc Việt Nam được xếp là quốc 2 hùng mạnh thứ 2 sau Đông Nam Á là có lý cả. Nhưng Việt Nam không muốn đứng ở vị trí thứ 2, trước giờ, Đại Việt chưa bao giờ chịu chấp nhận đứng hàng thứ 2 Đông Nam Á cả.

Trong bối cảnh các quốc gia vây quanh chúng ta đều đang có những vấn đề khó giải quyết. Thái Lan, Philippines thì chịu sự ảnh hưởng của Mỹ nhưng đang bị nước này thờ ơ; Malaysia và Indonesia thì mâu thuẫn; Singapore thì quá bé và chỉ đóng vai trò châm điếu; Brunei, Lào hay Campuchia thì chưa đáng để kể đến rồi. Thì tuyên bố của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, còn là lời khẳng định cho vai trò dẫn dắt của Việt Nam trên trường quốc tế.

Khi PTT Phạm Bình Minh đọc bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện phía Trung Quốc cúi gầm mặt nhìn xuống bàn, không dám nhìn thẳng vào người phát biểu.
Khi PTT Phạm Bình Minh đọc bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện phía Trung Quốc cúi gầm mặt nhìn xuống bàn, không dám nhìn thẳng vào người phát biểu.

Có thể thấy những dẫn chứng lịch sử đã qua của Việt Nam, không có bất cứ một quốc gia nào “ngang tàn” đứng trước cả Hội đồng Liên Hợp Quốc nói về các vấn đề chính trị quốc tế nhiều hơn Việt Nam cả. Từ chiến tranh Việt Nam, Khmer Đỏ, chiến tranh Việt – Trung, đến cả việc xâm chiếm Iraq của Mỹ và Liên Quân, rồi cả vấn đề Israel và Palestin; vấn đề cấm vận Cuba; vấn đề cấm vận Triều Tiên; thậm chí vấn đề xứ Catalan của Tây Ban Nha, Việt Nam cũng có ý kiến tham gia và không chấp nhận xứ này ly khai khỏi Tây Ban Nha… Khiến chính quyền của Tây Ban Nha cũng rất tích cực ủng hộ Việt Nam trong việc ký kết EVFTA đó thôi.

Tại sao bất cứ vấn đề quốc tế nào, Việt Nam cũng “tuyên bố quan ngại và kêu gọi bình đẳng”. Vì đó là cách để ghi dấu ấn trên thế giới, bạn chỉ tồn tại khi bạn lên tiếng, chứ như mấy anh khác, đã bé nhỏ rồi còn ngồi im, có phải mới về nhà chồng đâu mà. Một nước nhỏ, nhưng nếu biết cách “tát nước theo mưa”, hiệu quả lại bất ngờ đấy.

Sắp tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ sang Mỹ thăm chính thức, có thể tuyên bố này là một lời rào trước, Việt Nam sẽ không né tránh vấn đề Biển Đông. Tổng Bí thư sang Mỹ, có thể sẽ được nước Mỹ đưa ra lời đề nghị gì đó, nhưng với tuyên bố này, phần nào đã nêu ra quan điểm của Việt Nam, khẳng định lại lời tuyên bố và quan điểm phía Việt Nam. Không gì bằng việc quan điểm của bạn được đưa ra trước bàn nghị của 200 quốc gia và sau đó lại được khẳng định tại quốc gia số 1 thế giới, còn gì vững chắc hơn?

Nhiều người cứ nghĩ rằng, sao không nói đích danh Trung Quốc hay quốc gia nào khác? Sao không có ý kiến mạnh mẽ hơn thay vì chung chung, tại sao không đanh thép hơn? Sao không nói vấn đề chủ quyền tại Tư Chính cụ thể hơn? Ơ thế đất hợp pháp nhà mình, mình lại đi khẳng định nó đang có tranh chấp à? Ngu gì?

Đằng sau mỗi sự kiện ngoại giao – chính trị, là sự tính toán của hàng trăm khối óc thượng thừa về lịch sử, ngoại giao, chính trị. Kẻ chịu khó suy nghĩ, sẽ nhận thấy rằng có hàng dãy ẩn ý và ma trận tính toán trong đó.

Trong bàn cờ chính trị ngoại giao thế giới, Việt Nam có thể ngẩng đầu hiên ngang.

Vietnam Projects Construction

Tin cùng chuyên mục: