Việc nhà văn Nguyên Ngọc ra khỏi Đảng!

Việc nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng được các trang mạng phản động, các đối tượng chống đối lan truyền rất nhiều ngày hôm qua. Và theo suy nghĩ của cá nhân tôi, việc này nhiều khả năng là sự thật vì tôi đã biết những vấn đề liên quan đến ông Nguyên Ngọc từ lâu và cũng đã sớm dự đoán hành động này từ lâu.

Nguyên Ngọc là một nhà văn nổi tiếng, được nhiều người biết đến với tác phẩm “Đất nước đứng lên” với các nhân vật cụ Mết, anh Tnú, em Dít,… đã đi vào tâm trí của bao người. Nhưng có điều nhiều người chưa biết đó là từ một nhà văn chuyên viết về các đề tài anh hùng cách mạng, ca ngợi cuộc kháng chiến của dân tộc, trong những năm 90 của TK trước, khi đất nước đang rất khó khăn, nhà văn Nguyên Ngọc đã có những thay đổi trong tư tưởng, hướng tới “tự do phương Tây”, “xã hội dân sự” mà đỉnh điểm nhất là đứng ra vận động thành lập Văn đoàn độc lập – một tổ chức theo khuynh hướng một tổ chức xã hội dân sự được nhiều tổ chức phương Tây tài trợ. Từ lâu, cùng với nhiều văn nghệ sỹ khác như Nguyễn Duy, Nguyễn Xuân Diện,… Nguyên Ngọc đã nhiều lần phê phán sự lãnh đạo của Đảng, yêu cầu thoát ly văn học, nghệ thuật ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.

Tôi nghĩ, chẳng phải đến khi UBKT kỷ luật Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc mới xin ra khỏi Đảng mà đã từ lâu, ông ta đã tự đặt mình ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, hành động đi ngược lại với lợi ích của Đảng, vi phạm những điều Đảng viên không được làm. Việc tuyên bố rùm beng này được đưa ra chỉ nhằm thu hút sự chú ý dư luận, khi kẻ cùng hội cùng thuyền với ông ta, Chu Hảo bị kỷ luật.

Nhiều người cho rằng việc một nhà văn có tiếng xin ra khỏi Đảng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng. Nhưng tôi cho rằng, Bộ Chính trị, Ban bí thư sẽ không mấy bận tâm vấn đề này bởi lẽ chúng ta đang đấu tranh với những Đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển hóa” ngay trong Đảng. Chúng ta rất cần những người tài để xây dựng Đảng nhưng chúng ta không cần những kẻ thoái hóa, tự diễn biến, đi ngược lại với uy tín của Đảng.

Việc một Đảng viên “tự diễn biến” tự ra khỏi Đảng không phải là thất bại của Đảng, mà là sự thất bại đáng xấu hổ của chính Đảng viên đó, khi không giữ vững được tư tưởng, giữ vững được lời hứa trung thành với Đảng. Và khi thấy mình không xứng đáng là một đảng viên, tự ra khỏi hàng ngũ là điều nên làm.

Lê Dung Anh

Tin cùng chuyên mục: