Bản chất câu chuyện “nguyên đại tá công an” tuyên bố bỏ Đảng?
Những ngày qua trên mạng xã hội đưa tin về việc một cựu đại tá công an tuyên bố “thoát đảng” và “trở về nhân dân”. Đó là câu chuyện về ông Nguyễn Đăng Quang, nguyên là cán bộ công an, đã lấy oán để báo ơn của Đảng. Ông này ăn hưởng bổng lộc nhờ Đảng, đến khi nghỉ hưu, ông không chấp hành các quy định của Đảng, đến nay bị Đảng công bố quyết định khai trừ thì ông trở mặt, nói xấu Đảng và tỏ ra hoan hỉ khi nhận quyết định khai trừ, cùng với đó là những lời cổ xúy, lôi kéo chống Đảng.
Ông Nguyễn Đăng Quang gặp gỡ đối tượng khủng bố Lê Đình Kình ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội
Câu chuyện về ông đại tá về hưu tuyên bố “bỏ đảng” dường như được các tổ chức chống phá trong và ngoài nước hết sức hân hoan chia sẻ rầm rộ, bàn tán xôn xao, tung hứng, bởi trường hợp của ông Quang không nằm ngoài kế hoạch của các tổ chức này nhằm tuyên truyền hạ uy tín của Đảng nhân sự kiện Đảng Cộng sản đang tổ chức 90 năm ngày thành lập.
Cụ thể, ông Nguyễn Đăng Quang đã vi phạm các quy định của Đảng, 17 năm qua không hề sinh hoạt đảng, giấu nhẹm hồ sơ đảng khi nghỉ hưu. Tuy nhiên khi bị Đảng khai trừ, ông ta tuyên bố “Ngay khi còn đang phục vụ trong lực lượng vũ trang, tôi đã âm thầm “khai trừ Đảng khỏi lòng tôi” rồi”; “Chính xác việc trên là từ khi nào, tôi không nhớ rõ, chỉ biết rằng nó bắt đầu ngay sau khi nhận ra mình đặt lòng tin nhầm chỗ“. Không những thế, ông Quang bịa đặt rằng: “Các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, khi nhận quyết định nghỉ hưu, thường họ không chuyển giấy sinh hoạt cho các đảng bộ địa phương, mà lặng lẽ cất kỹ dưới đáy tủ như kỷ niệm của một thời đáng quên”.
Ông Nguyễn Đăng Quang sự tha hóa đạo đức, tư tưởng
Sự tha hóa về chính trị tư tưởng của ông Nguyễn Đăng Quang được thể hiện ở việc ông hùa theo số đối tượng chống đối, hợp tác với nhiều tổ chức trong và ngoài nước nhằm bôi nhọ và hạ uy tín của Đảng. Ông ta không chịu tự ra khỏi Đảng vì còn muốn lợi dụng Đảng để trục lợi, đồng thời lợi dụng danh nghĩa đảng viên để để có danh trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài, để có danh đứng cùng hàng với “lão thành cách mạng” đòi đảng phải thay đổi chế độ, đường lối với “tâm huyết đảng viên”. Ông Quang chẳng những hăng hái tham gia ký tên, soạn thảo các kiến nghị, thư ngỏ như: “Danh sách ký tên vào tuyên bố tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam”; “61 đảng viên đòi đảng CSVN phải dân chủ hóa”; “20 cựu tướng lĩnh, sĩ quan Việt Nam hỏi vụ sáp nhập Việt Nam vào Tàu, Bản Kiến nghị hỏi về lộ trình Việt Nam gia nhập vào Trung Quốc 2020”;… hòng kêu gọi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận các thành tựu cách mạng do Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong suốt 90 năm qua. Ông còn trượt dài trên con đường tự diễn biến, tự chuyển hóa bằng việc công khai chống Đảng, Nhà nước, tham gia các nhóm xã hội dân sự, lên mạng xã hội “luận bàn thế sự”, trả lời phỏng vấn đài, báo hải ngoại nhằm bôi nhọ Đảng. Người ta còn thấy ông Quang nhiều lần chụp hình với số đối tượng hoạt động “dân chủ” chống chế độ như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện… hay có mặt ở Đồng Tâm cùng với các đối tượng trong “tổ đồng thuận”… Phải chăng những việc làm kể trên đối với ông Nguyễn Đăng Quang mới được gọi là “lòng tin đặt đúng chỗ”?
Sự việc trên không chỉ khẳng định sự tha hóa về tư tưởng chính trị của chính ông Quang, mà còn cho thấy ông ta là một kẻ thực dụng, cơ hội và “lật mặt như lật bàn tay”. Ông tuyên bố đã “khai trừ Đảng khỏi lòng tôi” từ khi còn đang công tác, ấy vậy mà đến khi nghỉ hưu ông ta mới lên tiếng tuyên bố “thoát Đảng”. Đến đây thì ai cũng hiểu ông Quang còn muốn lợi dụng Đảng để trục lợi, còn muốn nhận bổng lộc của Đảng đem lại, kể cả khi giờ đây ông ta còn đang nhận lương hưu đều đặn cũng nhờ chế độ mà trở mặt chống Đảng. Đó là một sư “vong ơn” đến trở trẽn của nhân vật này.
Qua câu chuyện “hân hoan thoát Đảng” của ông Quang, không những ông ta không đạt được mục đích cổ xúy, kích động được tư tưởng chống đối, mà thay vào đó người ta chỉ thêm khinh bỉ đối với nhân cách và đạo đức của ông ta./.
Vân An
Nguồn: Việt Nam Daily News