Linh mục Đặng Hữu Nam đã nghỉ mục vụ được 4 năm nhưng vẫn cố tình “kêu oan” để chống phá Nhà nước, chống phá giáo hội

Đã 4 năm từ ngày bị cho nghỉ mục vụ, thế nhưng linh mục Đặng Hữu Nam vẫn không ngừng kêu oan vì cho rằng bản thân “không sai Đức tin, Tín lý, Luân lý, Phong hóa, Giáo luật và Lương tâm” mà chỉ “nói chuyện chính trị”. Sự thật có như vậy hay không?

Ngày 17/6/2020, Giám mục Giám mục Giáo phận Vinh đã ban hành quyết định cho linh mục Đặng Hữu Nam – nguyên quản xứ Mỹ Khánh (xã Khánh Thành, huyện Yên Thành) được tạm nghỉ mục vụ. Vào ngày cuối cùng của năm 2021, linh mục Đặng Hữu Nam thông báo trên Facebook cá nhân rằng mình đã chính thức bị “treo chén”.

Tại quyết định số 0740 của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, hình phạt với linh mục Đặng Hữu Nam được áp dụng theo Điều 1740 và 1741 – Bộ giáo luật năm 1983.

Theo đó, Điều 1740 quy định: “Khi thừa tác vụ của một cha sở trở nên nguy hại hay ít là không có hiệu quả vì một lý do nào đó, dù không phải là lỗi nặng của ngài, thì ngài có thể bị Giám mục giáo phận giải nhiệm khỏi giáo xứ”.

Tại Điều 1741: “Những lý do chính yếu khiến cho một cha sở có thể bị giải nhiệm một cách hợp pháp khỏi giáo xứ là: (1) cách thức hành động gây thiệt hại hay xáo trộn nặng cho sự hiệp thông trong Giáo Hội; (2) sự thiếu khả năng hoặc bệnh tật thường xuyên về tinh thần hay thể xác khiến cho cha sở không đủ sức chu toàn nhiệm vụ của mình một cách hữu hiệu; (3) sự mất thanh danh nơi các giáo dân lương thiện và đứng đắn, hoặc sự hiềm khích chống lại cha sở mà người ta dự kiến là sẽ không chấm dứt trong một thời gian ngắn; (4) vẫn có sự chểnh mảng nghiêm trọng hoặc vẫn vi phạm các nhiệm vụ của cha sở sau khi đã bị cảnh cáo; (5) việc quản trị bê bối những tài sản vật chất khiến cho Giáo Hội bị thiệt hại nặng nề, mỗi khi không có một sự đền bù nào khác cho sự thiệt hại này”.

Soi chiếu các nội dung này với những hoạt động của linh mục Đặng Hữu Nam, có thể nói đây là một quyết định hết sức đúng đắn. Bởi những lý do:

  1. Thứ nhất, linh mục Đặng Hữu Nam đã lạm dụng quyền năng linh mục để tiến hành những hoạt động gây nguy hại cho xã hội, làm tổn hại đến uy tín và sự hiệp thông, hiệp nhất của giáo hội

Tại các giáo xứ từng mục vụ như: Bình Thuận, Phú Yên, Mỹ Khánh… linh mục Đặng Hữu Nam đã nhiều lần chỉ đạo giáo dân có những hoạt động gây gổ, xung đột với chính quyền và những người lương dân, gây bất ổn tình hình trị an và tạo mâu thuẫn sâu sắc trong mối quan hệ lương – giáo ở địa phương.

Có thể điểm ra một số dẫn chứng: Ngày 26/9/2016, linh mục Đặng Hữu Nam tổ chức cho trên 500 giáo dân thuộc giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) và giáo xứ lân cận như Song Ngọc, Mành Sơn… kéo đến Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để gửi đơn kiện Công ty Formosa, gây mất an ninh trật tự, làm tê liệt cục bộ giao thông Quốc lộ 1A suốt tuyến đường đoàn tuần hành di chuyển.

Ngày 14/8/2016, một số giáo dân giáo xứ Phú Yên đã tự ý tháo dỡ tường bao, lấn chiếm đất nhà văn hóa thôn Tân An, xã An Hòa. Ngày 15/8/2016, khi tổ công tác huyện Quỳnh Lưu và UBND xã An Hòa đến kiểm tra hiện trường, thì Nhà thờ giáo xứ Phú Yên đã rung chuông, tập hợp khoảng 20 nam thanh niên kéo ra ngăn cản không cho tổ công tác thi hành nhiệm vụ. Một số người quá khích đã đuổi theo đánh đập công chức địa chính xã An Hòa phải nhập viện.

Ngày 26/10/2019, tại giáo xứ Mỹ Khánh, lấy cớ cầu nguyện cho 39 người Việt tử nạn trong container tại Anh, linh mục Đặng Hữu Nam đã tung lên mạng xã hội bài viết vu cáo chế độ “tước đoạt nhân quyền, tiêu diệt tôn giáo, đàn áp, đấu tố, bắt bớ, bỏ tù, thủ tiêu những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ”; quy kết “chế độ biến 90 triệu con rồng cháu tiên anh dũng thành những con người nhu nhược, vô cảm, độc ác và man rợ”…

Sau những sự việc đó, không chỉ /bản thân linh mục Nam và những giáo dân tại các giáo xứ nơi ông ta mục vụ bị người dân cả nước lên án; mà cả Giáo phận Vinh và thậm chí là Giáo hội Công giáo Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín.

Đây chính là hoạt động “nguy hại” theo Điều 1740 và “gây thiệt hại hay xáo trộn nặng cho sự hiệp thông trong Giáo Hội”, “sự mất thanh danh nơi các giáo dân lương thiện và đứng đắn” theo Điều 1741. Còn xét theo Điều 1389, việc “lạm dụng quyền bính hay chức vụ Giáo hội, thì phải bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi hay của việc thiếu sót, kể cả hình phạt bãi nhiệm”.

  1. Thứ hai, hoạt động của linh mục Đặng Hữu Nam không còn là tham gia chính trị thuần túy mà nhằm chống lại chế độ, chống lại Nhà nước sở tại.

Tại Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 1971 đã khẳng định: các linh mục có quyền chính trị như các công dân khác nhưng phải rất cẩn trọng, đừng đồng hoá bất cứ chọn lựa chính trị nào với Tin Mừng, “đừng để những quan điểm chính trị của mình gây chia rẽ trong cộng đoàn vì linh mục là người được kêu gọi để phục vụ sự hiệp nhất”.

Bỏ ngoài tai những lời huấn thị của giáo hội, linh mục Đặng Hữu Nam thường xuyên sử dụng tòa giảng và mạng Internet để phỉ báng, thóa mạ, nói xấu chế độ và chính quyền, xuyên tạc các sự kiện lịch sử của đất nước như ngày Giải phóng miền Nam 30/4, Quốc khánh 2/9… Ngôn từ linh mục Nam sử dụng mang tính hung hãn, thô tục, mất văn hóa. Ông ta còn qua lại với các tổ chức phản động ở hải ngoại để xuyên tạc tình hình tôn giáo trong nước, đòi xóa bỏ chế độ hiện hành tại Việt Nam.

Hoạt động này hoàn toàn đi ngược lại với đường hướng hòa hợp, đối thoại của giáo hội Công giáo. Linh mục Nam không thể viện cớ bảo vệ cho công lý và hòa bình để lấp liếm hành vi của mình. Trong Kinh thánh Tân ước, tại Thư Titô có đoạn: “Anh hãy nhắc nhở cho ai nấy phải phục tùng và tuân lệnh các nhà chức trách, các người cầm quyền, phải sẵn sàng làm mọi việc tốt, và đừng chửi bới ai, đừng hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, luôn luôn tỏ lòng nhân từ với mọi người”. Rõ ràng đây là thứ mà linh mục Đặng Hữu Nam đang lầm lạc.

  1. Thứ ba, linh mục Nam nhiều lần thông báo bản thân bị bệnh rất nặng. Xét theo Khoản 2, Điều 1741 Bộ giáo luật 1983 thì với “sự thiếu khả năng hoặc bệnh tật thường xuyên về tinh thần hay thể xác khiến cho cha sở không đủ sức chu toàn nhiệm vụ của mình một cách hữu hiệu” là một cơ sở chính đáng để giải nhiệm công việc mục vụ của linh mục này (hình ảnh trên bài viết: linh mục Nam thông báo bị ung thư và đã viết di chúc đăng trên Facebook cá nhân ngày 9/3/2022).
  2. Thứ tư, linh mục Đặng Hữu Nam vi phạm đức vâng lời với bề trên – một trong ba giới tu quan trọng của tu sỹ Công giáo

Mặc dù bị Giám mục Giáo phận Vinh nhắc nhở và đình chỉ mục vụ, linh mục Nam vẫn đi dâng lễ khi chưa được sự chấp thuận của bề trên, tiếp tục đưa lên mạng những bài viết mang tính thù địch, đả kích chế độ, nói xấu chính quyền, những lời nói “gây mất bình an, hiệp nhất và thanh danh của Giám mục, linh mục”… Đó là căn nguyên của việc linh mục Nam bị chính thức treo chén sau 1 năm tạm nghỉ mục vụ.

Quyết định này đã được thông qua bởi Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam và các thành viên trong Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thế nhưng linh mục Nam vẫn mù quáng cho đó là thù hằn cá nhân và đáp trả bằng cách liên tục thách thức, xúc phạm Giám mục Giáo phận trên mạng xã hội. Hành vi này chắc chắn đã vi phạm Điều 220 Bộ giáo luật 1983: “Không ai được làm tổn thương đến thanh danh của người khác một cách bất hợp pháp…”.

Còn nhớ vào tháng 12/2023, một linh mục người Ý thuộc giáo phận Livourne, ở Toscane đã bị kết án “vạ tuyệt thông” vì đưa ra những nhận xét được coi là mang tính ly giáo chống lại Đức Giáo hoàng Phanxicô. Không khó để dự báo trước kết cục của linh mục Đặng Hữu Nam sẽ tương tự như vậy nếu ông ta không hoán cải trước khi quá muộn.

Hạ Vi

 

 

Tin cùng chuyên mục: