Một Việt kiều ở Đức lên án việc lợi dụng nước mắt cá sấu để nói xấu chế độ

BBT giới thiệu bài viết của ông Hồ Ngọc Thắng, một Việt kiều đang sinh sống ở Đức lên án các đối tượng phản động đang lợi dụng vụ việc 39 người chết trong xe tải ở Anh để bỉ bôi, nói xấu chế độ:

Ông Hồ Ngọc Thắng trong chuyến về thăm biển, đảo quê hương

Những ngày qua, mạng xã hội bàn tán nhiều về vụ việc đau thương, 39 người thiệt mạng khi tìm cách nhập cảnh trái phép vào Vương quốc Anh. Đó là điều dễ hiểu, khi nhiều người thực lòng bày tỏ sự đau xót trước thực tế rất phủ phàng, những người còn rất trẻ đã mất điều quý giá nhất là cuộc sống trên đất khách quê người.
Nhưng đáng lên án là việc một số người lợi dụng vụ việc để nói đểu chế độ. Có thể có người không hiểu biết bản chất vấn đề nên có những phát biểu quá khích, nhưng không ít kẻ do có tư tưởng chống đối và bất mãn đã “mượn gió bẻ măng” xuyên tạc sự thực. Cá nhân tôi rất bức xúc trước những hành động của thói đạo đức giả đó, bởi vì mấy ai có cơ hội hiếm có như tôi trong việc nhìn nhận và đánh giá tình trạng buôn người trên phạm vi toàn cầu. Ba thập kỷ qua, tôi đã phỏng vấn, quyết định đơn của hàng nghìn người xin tị nạn tại Ðức, ngoài ra, tôi cũng có mặt trước tòa án hành chính với tư cách đại diện quyền lợi của Nhà nước Ðức. Một công việc tôi làm thường xuyên là thu thập và phân tích thông tin về các tổ chức buôn người quốc tế. Các thông tin có độ tin cậy cao tôi đã chuyển cho các cơ quan điều tra Đức và đã góp phần phá vỡ thành công nhiều tổ chức tội phạm nguy hiểm.


Trước hết phải nói, những người vừa thiệt mạng ở Vương quốc Anh là nạn nhân của các tổ chức tội phạm quốc tế. Để rút tiền của nạn nhận, bọn buôn người đã trưng bày những cái “bánh vẽ” ngon lành về khả năng hốt tiền ở phương Tây. Nhưng trong thực tế có hai khả năng xảy ra sau khi nhập cư trái phép thành công: Sống ngoài vòng pháp luật và làm những công việc bất hợp pháp, như trồng cần sa, làm chui trong nhà hàng, trộm cắp, nô lệ tình dục … Khả năng thứ hai là nhập trại tị nạn để làm thủ tục xin cư trú chính trị. Nhưng vì ra đi với động cơ “làm kinh tế” để đổi đời nên đại đa số người Việt những năm qua bị bác đơn sau khi được phỏng vấn. Trước tình huống đó, nhiều người đã nói dối lý do ra đi là bị đàn áp chính trị ở quê nhà. Người Việt ở Đức hẳn chưa quên trường hợp một nữ nhà văn quê Nghệ An năm 2015, trên BBC tiếng Việt khoe là đang xin “cư trú chính trị tại Đức”. Ở Việt Nam mọi người đều biết, bà ta chẳng bao giờ bị đàn áp, khủng bố. Cuộc sống của bà không đến nỗi thiếu thốn về vật chất, tinh thần. Với hàng triệu người Việt Nam, một chuyến ra nước ngoài, đặc biệt đi Tây Âu là không đơn giản, chí ít là về kinh tế, nhưng với bà đó là chuyện bình thường. Bản thân bà nhà văn vẫn thụ hưởng các quyền dân chủ như tự do ngôn luận, báo chí. Bà vẫn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, sách của bà vẫn xuất bản trong nước.
Một sự thực mà nhiều người ngại nói là các nạn nhân một phần cũng có lỗi trong việc tham gia di cư trái luật, họ biết rõ họ đã vi phạm luật lệ của Việt Nam và các nước liên quan. Trước đây cũng đã xảy ra nhiều vụ gây chết người do ngạt khí trên đường đến Đức và Anh. Tuy thế, chính các nạn nhân vẫn giúp bọn buôn người làm giàu thêm.
Khi bàn luận về vấn đề này, không nên bỏ qua một sự thực: Trước đây ở phương Tây có một số thế lực chính trị lợi dụng vấn đề tị nạn để thực hiện ý đồ chính trị, đặc biệt trong việc khơi mào một cuộc chiến, được định danh là “chiến dịch cho chảy máu” ở một nước hay khu vực. Từ sự ra đi của nhiều người dân, họ gây áp lực với chính quyền không được họ ưa chuộng. Trong hoàn cảnh một số người ra đi, sự bất ổn bùng phát sẽ là tiền đề cho sự can thiệp từ nước ngoài dưới chiêu bài và “dân chủ, nhân quyền”. Xuất phát từ các chính sách đó của phương Tây, một trào lưu di dân bất hợp pháp toàn cầu đã hình thành và tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.

Tác giả Hồ Ngọc Thắng

Tin cùng chuyên mục: