“Người buôn gió” và lời kêu gọi cưu mang ở nơi xứ người

Trang Việt ngữ của đài RFA ngày 2-3-2020 đưa tin: „Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF) hôm 2 tháng 3 ra thông cáo báo chí về tình trạng chính phủ Hà Nội sách nhiễu, quấy rối đối với gia đình của ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió. Blogger Người Buôn Gió ngưng viết vì gia đình bị chính quyền sách nhiễu ở Việt Nam …“.
Với tôi, con người này không có gì xa lạ, nếu tôi không nhìn nhầm thì đã thấy hắn trên đường phố, ngày mà hắn chân ướt chân ráo đến Đức.
Ngày 17-4-2013, Người Buôn Gió (NBG), tức Bùi Thanh Hiếu, sang đến Đức, trong thời gian đầu, hắn ta sống 6 tháng ở thành phố Weimar. Hắn đến TP này vì được một nghệ sĩ điêu khắc của thành phố tên là Giắc quan tâm và bảo lãnh.
Với dân số 65.542 (thống kê cuối năm 2012), Weimar là một thành phố không lớn, nhưng nổi tiếng vì có di sản văn hóa thế giới. Với tôi, TP này không xa lạ, năm 1988 gia đình tôi chuyển đến đây và căn hộ gia đình thuê cách ga xe lửa chỉ 1,5 km, 2003 chuyển nhà ra vùng ngoại ô (Weimarer Land). Ngay sau khi NBG đến Weimar, từ Hà Nội tôi nhận được một thư điện tử với nội dung: NBG, một người dũng cảm lại có tài viết lách vừa đến Weimar; Tôi rất ngưỡng mộ NBG; Bạn hãy tìm cách liên lạc và hổ trợ người này ở Đức nhé. Tôi trả lời ngay lập tức, tôi còn lạ gì NBG, không bao giờ muốn có một mối liên lạc nhé! Chua chát, người này đáp lại, thế thì chúng ta không thể đi cùng một con đường và từ nay kết thúc tình bạn.
Dù tình đồng bào ở xứ người là rất quý giá và đáng trân trọng, nhưng tôi không thể cưu mang NBG, bởi vì đường đời, cách sống và quan điểm chính trị của hai người rất cách biệt. Không biết có phải vì sự thất vọng không được tôi cưu mang hay vì một lý do nào khác, những năm sau đó, NBG đã phát tán nhiều bài viết với mục đích mạt sát tôi, các bài viết đó hiện vẫn được lưu hành trên mạng internet. Với sự dối trá trắng trợn, Hồ Ngọc Thắng „đi xuất khẩu rồi lì ở lại …“, NBG chỉ có thể lừa bịp được những người ở xa, chứ cộng đồng người Việt ở Đức thừa biết, tôi sang Đức học Luật ở ĐH tổng hợp Jena, sau khi tốt nghiệp về nước rồi được Chính phủ Việt Nam cho di cư ra nước ngoài vì lý do gia đình, trở lại Jena tôi được trường cũ nhận vào làm cán bộ khoa học, cuối cùng vào làm việc gần ba thập kỷ trong cơ quan trực thuộc Bộ nội vụ Liên bang.
Sự việc xảy ra trong năm 2013, với tôi một là câu chuyện buồn về tình bạn, nhưng lại là một bài học quý giá góp thêm cho vốn sống trên đường đời. Người đã gửi tôi lời kêu gọi, hãy cưu mang NBG là một người quê Nam Đàn, Nghệ An cùng học ĐH Luật ở Jena. So với những người đi học ở Đức về, đường đời anh ta quá hẩm hiu. Trong khi bạn bè cùng học về nước, có người trở thành Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Chánh văn phòng Bộ tư pháp, Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của QH, Đại tá An ninh … anh này rốt cuộc là người lao động tự do, kiềm tiền chủ yếu bằng cách làm hướng dẫn viên du lịch. Sai lầm to lớn trong đời là do anh ta tự gây ra. Sau khi về nước, anh ta cũng được phân công công tác như các bạn khác, hợp nghề đã học tại cơ quan trung ương ở Hà Nội, sau một thời gian xin về công tác ở tỉnh nhà. Khi có cao trào lao động xuất khẩu, anh ta xin ra khỏi ngành và làm một xuất đi Đức. Gần Berlin, anh ta làm phiên dịch cho công nhân trong một xí nghiệp, nhưng hơn một năm sau thất nghiệp vì Bức tường Berlin sụp đổ. Năm 1991, khi tôi là chuyên viên làm việc ở tổng hành dinh của cơ quan thuộc Bộ nội vụ liên bang ở Nürnberg (tây Đức), anh ta kiếm tiền bằng cách bán thuốc lá lậu ở Berlin rồi bị cảnh sát Đức bắt. Sắp đến ngày trục xuất, anh ta chạy trốn sang Tiệp Khắc, từ đó bay về Hà Nội. Về Hà Nội, nhiều lần tôi mời anh ta đi uống bia và bàn bạc kế hoạch giúp đỡ anh ta trong việc làm ăn, thí dụ và tìm khách du lịch ở Đức và giới thiệu cho anh ta. Trong thực tế tôi đã tìm được khách du lịch người Đức và họ đã mua tua du lịch do anh ta tự tổ chức, khi về Việt Nam tôi nhờ anh ta môi giới xe chở tôi từ Nội Bài về TP Thanh Hóa … Ngày anh ta mới sang Đức đi lao động xuất khẩu, tôi đã mời về nhà chơi và ở lại nhà vài ngày. Điều mà tôi không bao giờ nghĩa tới, năm 2017, khi gặp sóng gió vì cái gọi là “vụ TXT”, anh ta đã đưa bài viết lên mạng để thỏa mãn tính tiểu nhân.
Với tôi, cuộc đời của Người Buôn Gió và con người mà một thời tôi coi là bạn, là những minh chứng sinh động để giải thích, tại sao một số người Việt có thái độ bất mãn với chế độ. Khi sa cơ lỡ vận, họ không tự nhận ra lỗi lầm của chính mình mà cho rằng tất cả tại chế độ. Với những con người như thế, tôi chỉ muốn khuyên: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc!

Tác giả: Hồ Ngọc Thắng – Việt kiều sống tại Đức

Tin cùng chuyên mục: