Sẽ sử dụng robot lặn tìm kiếm 9 ngư dân tàu cá NA 95899 TS bị mất tích

Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải , Bộ Quốc phòng đã điều robot lặn phục vụ công tác tìm kiếm 9 ngư dân mất tích trên vùng biển Hải Phòng… Vào khoảng 6 giờ sáng ngày 10/7, các lực lượng chức năng đưa robot lặn ra đến hiện trường để bắt đầu tìm kiếm 9 ngư dân tàu cá NA 95899 TS bị mất tích.

Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải , Bộ Quốc phòng đã điều robot lặn phục vụ công tác tìm kiếm 9 ngư dân mất tích trên vùng biển Hải Phòng… Vào khoảng 6 giờ sáng mai (10/7) các lực lượng chức năng sẽ đưa robot  lặn ra đến hiện trường để bắt đầu tìm kiếm 9 ngư dân tàu cá NA 95899 TS bị mất tích.

Liên quan đến vụ việc tìm kiếm 9 ngư dân tàu cá NA 95899 TS bị mất tích, chiều 9/7, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 cho biết,  khoảng 6 giờ sáng mai (10/7) các lực lượng chức năng sẽ đưa robot  lặn ra đến hiện trường để bắt đầu tìm kiếm.

Công tác tìm kiếm cứu nạn 9 thuyền viên tàu cá NA 95899 TS vẫn được triển khai - Ảnh minh họa
Công tác tìm kiếm cứu nạn 9 thuyền viên tàu cá NA 95899 TS vẫn được triển khai – Ảnh minh họa

Sau khi Bộ Giao thông vận tải đề nghị phối hợp trong việc hỗ trợ sử dụng thiết bị chuyên dùng tìm kiếm các ngư dân mất tích, Bộ Quốc phòng đã chấp thuận và điều động đơn vị chức năng vận chuyển robot lặn của lực lượng hải quân từ Vũng Tàu ra vị trí tàu bị nạn để phục vụ công tác lặn tìm kiếm.

Cũng theo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1, ngay sau khi cơn bão số 2 đi qua, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận lại khu vực hiện trường nhưng do thời tiết bất lợi và tàu ở quá sâu nên công tác tìm kiếm bị hạn chế. Các thợ lặn từ Hải Phòng, Hà Tĩnh được thuê đều đã tiến hành lặn xuống độ sâu 50m nhưng chưa thể tiếp cận tàu cá .

Qua các biện pháp nghiệp vụ Trung tâm đã xác định tàu ở độ sâu 65m. Với độ sâu này các thợ lặn không thể tiếp cận được tàu đắm. Cùng với đó, sóng luôn đạt cao đỉnh 2-3 mét, nên công tác tìm kiếm càng khó khăn.

Theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng đã điều động đơn vị chức năng vận chuyển robot  lặn của lực lượng hải quân từ Vũng Tàu ra vị trí tàu bị nạn để phục vụ công tác lặn tìm kiếm. Dự kiến đến 6 giờ sáng 10/7, robot  sẽ có mặt tại hiện trường để bắt đầu lặn.

Để công tác cứu nạn 9  thuyền viên tàu cá NA 95899 TS sớm có kết quả, Bộ Giao thông Vận tải đã có các văn bản đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ Quốc phòng hỗ trợ các biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng thiết bị chuyên dùng can thiệp khẩn cấp điều khiển từ xa.

Đồng thời, Bộ cũng gửi văn bản đề nghị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao tiếp tục có công hàm đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc tạo thuận lợi, phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam để tìm kiếm. Nếu các lực lượng, đơn vị nào phát hiện các thông tin có liên quan đến các thuyền viên đang bị mất tích trên biển thì báo về Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam để xử lý.

Trước đó, vào khoảng 13 giờ 00 ngày 28/6, tàu Pacific 01 đã va chạm vào tàu cá NA 95899 TS (trên tàu có 19 thuyền viên) tại vị trí cách đảo Bạch Long Vỹ khoảng 34 hải lý về hướng Nam. Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã kịp thời triển khai việc tìm kiếm và cứu nạn.

Các lực lượng đã ứng cứu được 9  thuyền viên trên tàu cá; tìm thấy một thi thể thuyền viên và đã bàn giao cho địa phương và gia đình thân nhân. 9  thuyền viên còn lại vẫn bị mất tích.

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, trung tâm đã thu nhận được 229 vụ báo nạn. Số thuyền viên, ngư dân cứu và hỗ trợ là 592 người, trong đó có 31 người nước ngoài, 53 tàu được trợ giúp.
Tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lân cận, Trung tâm đã tiếp nhận 23 vụ việc, điều động 7 lượt tàu tham gia trực tiếp cứu nạn, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp 10 phương tiện cùng 135 người.
Dự báo năm nay, thời tiết có nhiều tính chất bất thường, diễn biến phức tạp, vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người đi biển, các cơ quan liên quan cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phòng ngừa các phương tiện hoạt động trên biển không chấp hành các quy định pháp luật trong bảo đảm an toàn hàng hải, trang thiết bị về thông tin liên lạc, cứu sinh, … Đặc biệt với các tàu loại tàu VR-SB và tàu cá; Kịp thời xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để ngăn ngừa tai nạn, sự cố có thể xảy ra.
Các đơn vị từ Trung ương đến địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền an toàn giao thông, trực tiếp hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, sự cố, tự cứu mình khi gặp nạn cho bà con ngư dân, người điều khiển tàu thuyền hoạt động trên biển…

Theo SKĐS

Tin cùng chuyên mục: