Việc làm đáng hổ thẹn của các linh mục giữa nạn dịch?
Ngày 21/8 vừa qua, tại Giáo phận Hà Tĩnh, một số linh mục đã tập hợp hơn 3000 giáo dân tại các giáo xứ Cửa Sót, Lộc Hà, Kẻ Đọng, Hương Sơn, Đông Sơn, thị xã Kỳ Anh để tham gia cầu nguyện ủng hộ Đan Viện Thiên An (Thừa Thiên Huế). Dưới sự chỉ đạo của các linh mục, giáo dân được phát và tham gia trưng ra nhiều slogan kiểu như “phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo”, “bách hại tôn giáo là tội ác”, “yêu cầu tôn trọng quyền tự do sinh hoạt tôn giáo”… Dưới con mắt và giọng điệu của một số linh mục và giáo dân, họ đang bị chính quyền ngăn cản quyền tự do tôn giáo, phải chịu đựng sự đàn áp tôn giáo?
Nhưng liệu đó có phải là sự thật? Chính quyền không tôn trọng tự do tôn giáo, chính quyền đàn áp tôn giáo, thế thử hỏi, các anh chị đang làm gì đấy. Nếu không phải đang sinh hoạt tôn giáo thì các chị đang đi học, họp chợ hay party gì hay sao? Không được tự do tôn giáo mà các anh chị vẫn được đứng dưới chân Đức Chúa, được thoải mái cầu nguyện trong vòm mái nhà thờ hay sao? Có bao giờ người ta cấm cản anh chị đi nhà thờ hay tham gia bất cứ hoạt động này hợp pháp hay chưa mà cứ kêu gào mãi.
Chúng ta hãy nhìn vào những con số để xem Việt Nam có tự do tôn giáo hay không? Không thể nói “không có tự do tôn giáo” khi hiện nay ở Việt Nam có 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo; đến năm 2017, 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng tổng diện tích 14.850 ha đất; 12 báo, tạp chí liên quan tôn giáo, phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng; trong 5 năm có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành,… Điều đáng nói là, tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm: năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở Tây Bắc có 693 điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm nhóm của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung…
Đáng chú ý, buổi cầu nguyện có sự tham gia của hàng nghìn người này được diễn ra giữa mùa dịch bệnh, khi mà người dân và chính quyền cả nước đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid 19 đang có diễn biến phức tạp. Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch trong đó yêu cầu người dân không được tụ tập quá 100 người; thế nhưng giáo phận Hà Tĩnh vẫn ngang nhiên tụ tập hàng ngàn người, phớt lờ quy định và hướng dẫn của chính quyền. Cần phải hiểu rằng, Covid 19 không phân biệt tôn giáo, dân tộc hay đảng phái và không phải người theo Thiên chúa giáo thì Covid 19 nó chừa ra. Tụ tập đông người, nguy cơ lây lan Covid 19 rất cao nếu có người mắc Covid-19 trong số 3000 người này thì đúng là thảm họa.
Kính Chúa, yêu Chúa là đúng nhưng đừng lợi dụng các hoạt động tôn giáo để xâm phạm tới lợi ích của người khác, thưa các anh linh mục!