Ảo tưởng quyền lực cá nhân trên mạng xã hội – Hậu quả thật trong thế giới ảo

Ban đầu xuất phát từ mục đích tốt nhưng dần dần được tung hô nên ảo tưởng, thể hiện cái tôi, muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi, chà đạp các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật đã khiến không ít người vướng vào vòng lao lý.

“Vua hài kịch” liên tục vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố và bắt tạm giam vì hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” sau một loạt các cuộc livestream “thóa mạ, kết án nhiều cá nhân ” có hàng nghìn người theo dõi.

Đối tượng Nguyễn Văn Thiện, chủ quán Nhắng nướng Hiền Thiện bị xử phạt 12 tháng tù vì tội “làm nhục người khác”, sau khi phát trực tiếp trên Facebook cảnh bắt khách hàng quỳ gối, chửi bới, đe dọa người khách này vì đã đăng bài tố cáo quán nướng này có sán trong thực phẩm.

Vợ chồng chủ cửa hàng quần áo Mai Hường ở Thanh Hóa cũng bị khởi tố và bắt tạm giam sau khi đăng tải clip chửi bới, đánh đập một cô gái ăn trộm hàng hóa của cửa hàng và bắt đền bù thiệt hại gấp hàng chục lần giá trị hàng bị đánh cắp. Cặp vợ chồng này giờ đối mặt với tội danh “làm nhục người khác” và “cưỡng đoạt tài sản”.

Trước đó nữa là những “giang hồ mạng” như Khá Bảnh, Phú Lê, Đường Nhuệ… với những hình ảnh phản cảm, phát ngôn gây shock, hành vi bạo lực… cũng không thoát lưới pháp luật.
Mạng xã hội trao cho mỗi người khả năng phát ngôn và thể hiện bản thân lớn chưa từng có. Cũng vì thế, trên mạng xã hội, chúng ta cần rất cẩn trọng với những hành động của mình, bởi chỉ một phát ngôn không chuẩn mực, một tin đồn vô căn cứ thì ảnh hưởng xấu nhân lên gấp nhiều lần và chúng ta có thể phải trả giá vì những hành động của mình trên mạng xã hội.
Bên cạnh các mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại, không ít những hệ lụy đã xảy ra thậm chí có những hậu quả nặng nề đến mức không thể khắc phục được. Ý thức về pháp luật, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm phát ngôn của một bộ phận cư dân mạng còn hạn chế. Một sự thật không thể chối cãi là hiện nay, nhiều người tự cho mình là “quan tòa”, “người phán xử” trước một sự việc chưa rõ đúng sai.
Ngày càng xuất hiện nhiều “anh hùng bàn phím” ẩn danh, lập tòa án công lý ảo… từ chuyện gia đình, công sở, tình yêu đến kinh doanh, các vấn đề xã hội…
Thậm chí, có không ít cá nhân công khai livestream, lập kênh YouTube chỉ trích, mạt sát, kết tội người khác bằng lời lẽ thách thức, lôi kéo cộng đồng mạng.
Nhiều hội nhóm tẩy chay các cá nhân, bắt nạt hội đồng lập ra ngày một nhiều, khiến đám đông a dua ngày một phình to, vô tình hay cố ý khoét sâu thêm nỗi đau của nhiều người, bất chấp đúng sai, phải trái.
Người đọc, người xem bị dẫn dắt, che mắt theo chủ đích cá nhân của một đối tượng không hề quen biết. Và hậu quả là, nhiều sự việc, câu chuyện, tin tức không rõ thực hư, đã mặc nhiên được cho là sự thật bởi độ phủ trên không gian mạng.
Khi bạn chỉ ngón tay phán xét ai đó thì thường nhận lại tới 3-4 ngón tay chỉ ngược về mình. Vì thế, mỗi người cần thận trọng trước mỗi cú click chuột. Bởi đằng sau mỗi dòng bình luận, luôn là số phận của một ai đó và một ngày nào đó sẽ là chính bạn và người thân.
Mạng ảo nhưng hậu quả thì thật. Pháp luật ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ, ý kiến của công dân, nhưng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, và quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
T/H

Tin cùng chuyên mục: