Bài học gì ở Ukraina?

 

Ukraina quốc gia thuộc Trung Âu, thủ đô là Kiev. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Ukraina. Tiếng Nga cũng được sử dụng phổ biến. Dân số là 48,3 triệu người (2002). Ukraina giáp với Liên bang Nga về phía đông, giáp với Belarus (Bạch Nga) về phía bắc, giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary về phía tây, giáp với Romania và Moldova về phía tây nam và giáp với Biển Đen và Biển Azov về phía nam.

Với diện tích 603,700 km² và thềm lục địa biển rộng 2782 km², Ukraina là nước lớn thứ 44 trên thế giới (sau Cộng hoà Trung Phi), lớn thứ hai châu Âu. Địa hình Ukraina chủ yếu là các đồng bằng phì nhiêu mênh mông (hay thảo nguyên) và các cao nguyên. Đất đai Ukraina được tưới bởi các con sông như Dnieper (Dnipro), Seversky Donets, Dniester và Nam Buh khi chúng chảy về phía nam vào Biển Đen và Biển Azov nhỏ hơn. Ở phía tây nam, đồng bằng Danube tạo thành biên giới với Romania. Vùng núi duy nhất của nước này là Núi Carpathian ở phía tây, trong đó đỉnh cao nhất là Hora Hoverla ở độ cao 2061 m.

Sông Dnieper Bắt nguồn từ Belarus gần như cắt Ukraina thành hai phần theo chiều từ Bắc xuống Nam đổ ra Biển Đen. Dòng sông này chia Ukraina ra hai phía Đông – Tây có văn hóa khác nhau. Phía Đông ảnh hưởng văn hóa Nga, phia Tây mang sắc thái văn hóa châu Âu.

Năm 1954 Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên xô lúc đó là Khơ Rút Sốp (Khrushchev) lệnh cho Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao cắt bán đảo Krym của Liên Bang Nga sáp nhập vào Ukraina.

Thời kỳ Liên Xô, Ukraina là trung tâm công nghiệp tổng hợp của Liên bang Xô Viết. Nền công nghiệp nặng Ukraina mạnh nhất chầu Âu thời đó. Kiev là nơi sản xuất chiếc máy tính đầu tiên của Liên Xô cũng như thế giới năm 1950. Ở Ukraina thời đó có trung tâm nghiên cứu vũ trụ, sản xuất máy động lực, máy bay dân dụng, máy bay quân sự, động cơ tên lửa, tin học điều khiển, công nghiệp đóng tàu vận tải biển, xà lan biển, chiến hạm, khinh hạm, tàu ngầm và tàu hỏa của Liên Xô. Hai Hàng không mẫu hạm của Liên Xô đóng ở Ukraina. Một chiếc hiện nay Nga sử dụng, một chiếc đóng chưa xong Ukraina bán cho Trung Quốc về cải tạo lại thành tàu sân bay Liêu Ninh. Thời Liên xô, mỗi năm Ukraina được phân 22% ngân sách toàn Liên Bang.

Khi đó Ukrai na là trung tâm sản xuất máy bay hàng đầu của Liên Xô. Các loại máy bay tiêm kích, trực thăng, vận tải IL, TU160 sản xuất tại đây. Chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới Antonov là công trình đồ sộ sản xuất máy bay của Ukraina. Số máy bay TU160 Ukraina bán cho Nga. Antonov không ai mua vì khó có công nghệ cải tạo không thì họ cũng đã bán nốt.

Từ nền tảng tư duy công nghiệp đó, thời kỳ này Ukraina sản sinh ra rất nhiều tinh hoa trong giới khoa học, văn học và chính trị. Leonid Ilyich Brezhnev Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô từ năm 1964 đến năm 1982 cũng là người Ukraina.

Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Ukraina thừa hưởng toàn bộ khí tài quân sự và 780.000 quân đóng trên lãnh thổ của mình. Quân đội Ukraina lúc đó được trang bị kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới. Sau khi Ukraina ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) theo đó nước này đồng ý trao mọi vũ khí hạt nhân cho Nga và gia nhập Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân như một quốc gia phi hạt nhân. Quân đội Ukraina hiện tại có khoảng 300.000 người, đông thứ hai ở châu Âu, sau Nga.

Từ khi tách khỏi Liên Xô, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế Ukraina phát triển rực rở mỗi năm tăng 7%. Từ năm 1994 Ukraina đã có xu hướng muốn gia nhập NATO. Từ đó hai nền văn hóa Đông – Tây dằng xéo đời sống chính trị Ukraina. Biểu tình và đảo chính luôn xẩy ra, đời sống chính trị đất nước luôn bất ổn. Điển hình là cuộc cách mạng màu Maidan do phương Tây giật dây đẩy đất nước Ukraina vào thời kỳ hỗn lọan. Nạn tham nhũng và bọn cơ hội chính trị biến Ukraina từ một nước có nền công nghiệp tiến biến thành tan hoang. Họ bán và chiếm dụng thành của riêng bất cứ thứ gì họ muốn. Tư tưởng phát xít mới biến xã hội Ukraina thành hỗn loạn. Bọn Azov tự do tàn sát các dân tộc thiểu số. Đến năm 2019 họ ghi hẵn vào trong hiến pháp là quyết tâm gia nhập NATO. Nhưng gia nhập NATO đâu phải dễ với đất nước hỗn loạn như Ukraina. NATO do Mỹ dẫn dắt chỉ ghi nhớ bằng miếng pho mát thơm tho cho Ukraina thèm thuồng để NATO dễ biến họ thành “kẻ gây rối loạn khu vực” với Nga mà thôi. Nga luôn không đồng ý Ukraina gia nhập NATO.

Từ 2014, quân đội Ukraina tổ chức, biến chế theo mô hình của NATO, được NATO huấn luyện và thường xuyên tổ chức tập trận chung. NATO trang bị vũ khí sát thương thông thường và vũ khí phòng thủ cho Ukraina.

Đặc biệt trong quân đội Ukraina có thêm các đơn vị Azov được biên chế thành những tiểu đoàn lục quân độc lập và lữ đoàn lục quân. Tiểu doàn lục quân hoàn toàn khác tiểu đoàn bộ binh cơ giới. Tiểu đoàn lục quân có khoảng 700 đến 900 quân nhân, được trang bị đầy đủ các vũ khí và phương tiện lục quân gồm xe thiết giáp, pháo xe kéo, pháo phòng không, tên lửa vác vai, công binh, bộ binh, có thể có cả hỏa tiễn bắn giàn, trong đó có khoảng 200 lính bộ binh. Điểm yếu của tiểu đoàn lục quân là đánh diện vì số lượng bộ binh biên chế ít. Các đơn vị Azov gần đây được NATO trang bị vũ khí. Quân phục và cờ lính Azov có các phù hiệu Đức quốc xã cách điệu.

Azov là một đơn vị quân đội tình nguyện cực hữu hầu hết là lính đánh thuê. Họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã bị cáo buộc mang tư tưởng tân phát xít và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Azov bắt nguồn từ nhóm “Hooligan” bạo lục bóng đá Ukraina. Tháng 5/2014, đơn vị này được thành lập dưới hình thức tình nguyện kết hợp giữa nhóm dân tộc cực đoan “Người ái quốc Ukraine” và nhóm “Tân quốc xã SNA”. Cả hai nhóm đều có lý tưởng bài ngoại, tân phát xít, chúng tấn công những người di cư, cộng đồng Di-gan và những người có quan điểm trái ngược. Khẩu hiệu hành động của Azov là: “Ukraina của người Ukraina, tự do bắn giết bọn di cư, bọn thiểu số và bọn lợn Nga”. Lính Azov kêu người Nga là “lợn Nga”. Chúng đã từng tàn sát người Nga ở vùng Donbas bằng đại bác và hỏa tiễn bắn giàn.

Sau khi thành lập, đơn vị Azov ra “tiền tuyến” chiến đấu chống lực lượng đòi ly khai ở Donetsk (đông Ukraine). Vài tháng sau khi kiểm soát thành phố cảng chiến lược Mariupol, Azov chính thức gia nhập Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraina vào ngày 12.11.2014.

Tổng thống Ukraine khi đó là Petro Poroshenko đã ca ngợi Azov là “những chiến binh tài giỏi nhất của chúng tôi”. Trước khi được sáp nhập vào Vệ binh Quốc gia Ukraine, Azov được Bộ Nội vụ Ukraine hỗ trợ. Chính phủ Ukraine khi đó thừa nhận quân đội không đủ sức để chống lại lực lượng ly khai và phải dựa vào các lực lượng tình nguyện bán quân sự. Các lực lượng này được nhiều tài phiệt Ukraine tài trợ.

Quân đội Ukraina ở phía Đông có khoảng 40. 000 chủ yếu là các đơn vị Azov.

ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ CHIẾN DỊCH QUÂN SỰ ĐẶC BIỆT CỦA NGA Ở UKRAINA

Địa hình Ukraina lọt thõm trong lòng châu Âu, giáp sườn phía đông của NATO và sườn phía Tây của Nga cùng Tổ chức Hiệp Uớc An Ninh Tập Thể – CSTO. Châu Âu cùng rất muốn Ukraina gia nhập liên minh của mình. Nhưng cho tói giờ, Ukraina vẫn chưa đủ tiêu chuẩn gia nhập.

Nếu Ukraina gia nhập NATO rất nguy hiểm cho Nga. Con đường của Nga ra Biển Đen, Địa Trung Hải và Đại Tây Dương gần như bị bịt cứng. Ukraina nhất định dựa vào NATO lấy lại Krym, Nga phải đánh Ukraina, khi đó NATO kích hoạt điều 5 phòng thủ tập thể. Cuộc chiến giữa Nga với Mỹ và NATO sẽ nổ ra và có nguy cơ chiến thanh thế giới lần III sẽ bùng nổ.

Sau khi rút khỏi Afghanistan, Mỹ và phương Tây luôn gây căng thẳng cho Nga từ vụ nổi loạn ở Kazakhstan đến tổ chức tập trận chung với Ukraina. Trang bị và huấn luyện cho quân đội Ukraina tên lửa diệt tăng và tên lửa phòng không… Trước tình hình đó buộc Nga phải vạch ra lằn ranh đỏ cho Mỹ và phương Tây. Nga kiên trì đấu tranh bằng đường ngoại giao nhưng đều bị đối phương khước từ. Tổng thống Ukraina lên tivi tuyên bố điều động quân lấy lại hai vùng ly khai ở Donbass và Krym.

Không thể đối thoại được nữa, Duma Quốc gia Nga công nhận hai nước độc lập ở miền Đông Ukraina là Donetsk và Luhansk. Đáp ứng lời kêu gọi của họ Duma Quốc gia Nga cho phép Tổng thống Putin mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina.

Ukraina có quân đội đông thứ hai châu Âu. Quân đội Nga với quân đội Ukraina ra lò từ cái nôi quân đội Liên Xô cũ nên có văn hóa quân sự giống nhau. Lực lượng tập trung ở Miền Đông Ukraina chủ yếu là lính lỳ lợm Azov. Địa hình chiến lược quân sự của Ukraina rất có chiều sâu và trải rộng. Sườn phía Tây và Tây – Nam Ukraina có thể dựa vào sự chi viện của NATO. Địa hình và thời tiết Nga hoàn toàn giống Ukraina. Bản đồ địa hình và bố trí quân sự của Ukraina tình báo quân sự Nga đã nắm từng chi tiết.

Mục tiêu của Nga rất rõ ràng: phi phát xít, phi quân sự và trung lập ở Ukraina, bảo vệ bằng được và trang bị mạnh hơn cho hai nước vừa được Nga công nhận độc lập để họ tự bảo vệ. Nghĩa là Nga không cần chiếm đóng, không cần giải tán chính phủ Ukraina. Chỉ cần đánh cho họ nhụt ý chí tham gia NATO là đủ.

Giai đoạn đầu, cách triển khai tác chiến của quân đội Nga làm cho tình báo Mỹ và phương Tây không thể nào phán đoán được các phương án của Nga. Các nhà báo bàn phím ra rã kêu: kế hoạch tấn công của Nga đã phá sản. Đố ai biết được kế hoạch tác chiến của Nga ngoại trừ Bộ tham mưu của họ. Mặt khác, một chiến dịch có rất nhiều kế hoạch dự phòng, mỗi kế hoach đều có phương án tác chiến riêng.

Muốn phi phát xít Azov phải bao vây, phân tán không cho chúng co cụm để tiêu diệt từng phần. Tiến tới tiêu diệt hoàn toàn.

Chiến dịch quân sự của Nga mở cả ba mặt trận: trên bộ, trên không và trên biển. Tuần thứ hai Nga hoàn toàn làm chủ mặt trận trên không. Tuần thứ ba làm chủ hoàn toàn mặt trận trên biển. Chỉ còn lại mặt trận trên bộ. Xưa nay, phương Tây và Mỹ không bao giờ phán đoán được đường đi nước bước của Putin. Từ cách tổ chứ thu hồi Krym, tham gia đánh IS ở Xyry, đổ quân nhanh gọn giải quyết vụ làm lọan ở Kazakhstan … Tình báo Mỹ và phương Tây bao giờ cũng đi sau Putin một bước.

Nghi binh là bậc thầy của Putin và Bộ tham mưu của ông.

Muốn diệt lính Azov ở miền Đông và giải phóng thêm đất cho hai nước cộng hòa thì phải cho quân đội Ukraina ở địa bàn này vào nồi hầm chờ ngày đóng nắp lại.

Một mặt trận thành vòng cung kéo dài từ biên giới Belarus , qua vùng Donbass xuống đế tận Odessa, vừa đánh vừa nhẫn nha đưa dân ra khỏi vùng chiến sự. Từ xưa tới nay chưa có cuộc xâm lược nào mà kẻ xâm lược đưa dân của đối phương sơ tán khỏi vùng chiến sự cho quan đội hai bên tác chiến. Điều đó chỉ có quân đội Nga khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Mỹ và phương Tây ngỡ ngàng không phán đoán được ý đồ của Nga.

Cắt hết đường tiếp tế và tiếp viện cho miền Đông. Giũa thanh thiên bạch nhật tổ chức một đoàn chiến xa dài tới 64 km áp sát Kiev cho Mỹ và phương Tây chụp hình. Ngầm báo cho Mỹ và phương Tây biết Nga là chủ bầu trời Ukraina. Phương Tây rối lên, cứ tưởng Nga tấn công Kiev tới nơi rồi. Mỹ vội vàng kều gọi tổng thống Ukraina khẩn trương sơ tán về miền Tây giáp Ba Lan hoặc sang Ba Lan. Cách Kiev khoảng 30 km Nga dừng lại mở vòng bao vây Kiev cho đối phương bộc lộ hết mục tiêu để tên lửa chính xác tầm xa và máy bay tiêu diệt. Nghe báo chí phương Tây nói rằng, khi phản công quân đội Ukraina thu được rất nhiều xe pháo mô hình.

Có lẽ Mỹ và phương Tây không thể ngờ được đoàn xe pháo hơn 64km giữa thanh thiên bạch nhật cho họ chụp hình lại toàn là xe pháo từ thời Liên Xô để lại trong đó có gần một nửa là xe pháo mô hình bằng cao su. Chỉ một đòn gió đó thôi cũng đủ chặn đứng hy vọng tiếp tế cho miền Đông.

Ở miền Đông, lính, trang bị vũ khí bổ sung không có. Vũ khí nóng tập trung trong kho bị tên lửa Nga thui sạch. Vũ khí lạnh các nhà máy sản xuất không hoạt động được vì thường xuyên bị máy bay Nga và hàng loạt bom thông thường của Nga tra tấn.

Chiến dịch này Nga chưa sử dụng đến vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Chưa dùng đến bom dẫn đường, bom thông minh. Tên lửa siêu thanh cấp II, cấp III Nga chưa đụng tới. Nga chưa dùng đến SU35 hay SU57 hoặc các xe tăng thế hệ mới. Nga đang cố gắng tiêu thụ cho hết phương tiện chiến tranh từ thời Liên Xô để lại.

Vừa đánh vừa đàm, gây tâm lý bất ổn cho đối phương. Tỉnh táo xử lý thêm hai cuộc chiến tranh Mỹ và phương Tây áp vào Nga không kém phần khốc liệt. Đó là chiến tranh thông tin và chiến tranh kinh tế. Mỗi cú ra đòn của võ sỹ judo Putin đều làm cho đối phương khó đỡ.

Đàm phán ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỹ ngày 29/3/2022 đã đi vào thực chất hơn bốn lần trước. Nga hứa giảm bớt căng thẳng và tập trung về phía đông sông Dnepr. Nga quyết tâm đóng nắp nồi hầm nướng sạch bọn Azov ở miền Đông.

Đến bây giờ, Ngài tổng thống Volodymyr Oleksandrovych Zelensky kính mến và chính phủ của ông mới ngộ ra: NATO, Mỹ và phương Tây chỉ là cái bánh vẽ đánh lừa ông và chính phủ của ông. Khi chiến tranh nổ ra họ khích lệ ông, cung cấp súng đạn cho chính phủ ông để đánh Nga đến người dân Ukraina cuối cùng. Chẳng bao giờ họ để ý đến an ninh của đất nước ông. Chẳng ai đến cứu khi đất nước ông gặp hoạn nạn. Họ chỉ vì quyền lợi quốc gia họ và nhân dân của họ.

CÂU CHUYỆN UKRAINA THÀNH BÀI HỌC CHO NHIỀU QUỐC GIA

– Ổn định chính trị, ổn định xã hội là mục tiêu hàng đầu cho quốc gia.

– Chỉ có dân mình mới giữ được an ninh cho nước mình, đừng bao giờ chờ đợi và tin vào lời hứa của nước khác.

– Chiến lược an ninh của nước mình cũng phải gắn liền quyền lợi an ninh của những nước xung quanh.

– Ngoại giao đa phương, “ứng vạn biến” đặt lợi ích quốc gia mình lên trên hết. Đừng theo phe này chống lại phe kia. Đừng cho ai sử dụng quốc gia mình để chống lại một quốc gia khác.

– Luôn đứng về phía lẽ phải và tin vào lẽ phải.

– Người lãnh đạo giỏi là khi đát nước có chiến tranh đoàn kết toàn dân đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Khi hòa bình, giữ yên bờ cõi, tận dụng mọi cơ hội xây dựng cho đất nước mình luôn bình yên và không ngừng phát triển.

NGA VÀ PHƯƠNG TÂY ĐÃ LÊN VÕ ĐÀI. AI THẮNG AI HẠ HỒI PHÂN GIẢI.

( Bá Vượng tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục: