Khung cảnh hỗn loạn của hơn 50.000 người biểu tình “Vì hòa bình”

Mới đây, một cuộc biểu tình diễn tại Berlin đã thu hút gần 50.000 người tham gia, để lên án việc chính phủ cung cấp vũ khí cho Ukraine và kêu gọi đàm phán hòa bình để chấm dứt chiến tranh.
Đám đông “bủa vây” ở trung tâm thủ đô Berlin ngày 25/2.

Theo đó, cuộc biểu tình do một chính trị gia cánh tả tổ chức, diễn ra 1 ngày sau mốc tròn 1 năm nổ ra xung đột Nga – Ukraine và các đồng minh phương Tây hứa hẹn cung cấp thêm vũ khí cho Kiev.

“Chúng tôi kêu gọi thủ tướng Đức ngừng leo thang chuyển giao vũ khí. Ngay bây giờ!…Bởi vì mỗi ngày mất đi thêm 1.000 sinh mạng – và đưa chúng ta đến gần hơn thế chiến thứ ba”, những người tổ chức cuộc biểu tình nói trên website của họ.

“Nổi dậy vì Hòa bình” được tổ chức một phần bởi Sahra Wagenknecht, một thành viên của đảng cánh tả Die Linke của Đức và nhà đấu tranh hàng đầu cho quyền lợi của phụ nữ Alice Schwarzer dẫn đầu.

Nhà lập pháp đối lập Sahra Wagenknecht của đảng Cánh tả cũ nói rằng, không có chỗ cho những người theo chủ nghĩa phát xít mới tại cuộc biểu tình, nhưng bất kỳ ai muốn hòa bình “với một trái tim lương thiện” đều được chào đón.

Trong khi hầu hết các tấm biểu ngữ tại cuộc biểu tình phản ánh quan điểm cánh tả truyền thống, một số người tham gia mang biểu ngữ có khẩu hiệu “Người Mỹ hãy về nhà” và logo của một tạp chí cực hữu, một số lại vẫy cờ Nga.

Một phụ nữ tham gia cuộc biểu tình phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine tại Berlin, Đức. Ảnh Reuters.

Bà Wagenknecht cáo buộc chính phủ Đức đang tìm cách “hủy hoại nước Nga” và nói rằng Nga nên được đưa ra một “lời đề nghị” để nối lại các cuộc đàm phán hòa bình.

Đồng quan điểm, tác giả nổi tiếng về nữ quyền Alice Schwarzer, nói rằng đã đến lúc nhìn xa hơn “trái và phải”.

Cảnh sát cho biết khoảng 13.000 người đã tham gia cuộc biểu tình tại Cổng Brandenburg mang tính biểu tượng của Berlin, trong khi các nhà tổ chức tuyên bố rằng 50.000 người đã tham gia.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây rằng ông không thấy triển vọng cho các cuộc đàm phán hòa bình hiện nay.

“Chúng ta cần hiểu rằng tổng thống Nga hiện chỉ chấp nhận một hình thức đàm phán, đó là Ukraine đầu hàng vô điều kiện và ông ấy đạt được mọi mục tiêu của mình,” Scholz nói với đài truyền hình ZDF.

Cuộc biểu tình bị Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói là phải bị “phản đối rõ ràng”. “Bất cứ ai không đứng về phía Ukraine là đi ngược lại lịch sử,” ông Lindner viết trên Twitter.

Cảnh sát cho biết đã huy động 1.400 quan chức để giữ trật tự và thực thi lệnh cấm quân phục, cờ Nga và cờ Soviet, các bài hát của quân đội Nga và các biểu tượng của cánh hữu.

Tuy nhiên, không chỉ riêng biểu tình diễn ra ở Đức, trước đó hôm 24/2, hàng ngàn người biểu tình trên khắp châu Âu tuần hành phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Moscow.

Tại Paris, hàng trăm người đã hát quốc ca Ukraine vào ngày 25/2 tại Place de la Republique trước khi trẻ em Ukraine mặc trang phục truyền thống dẫn đầu cuộc diễu hành. Đến ngày 26/2, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra tại thủ đô Paris và nhiều địa điểm khác trên khắp nước Pháp. Được biết, cuộc biểu tình do chính trị gia cánh hữu Florian Philippot (thuộc đảng Mặt trận Quốc gia Pháp) dẫn đầu, người đã đích thân tham dự cuộc biểu tình ở thủ đô Paris.

Một cuộc biểu tình cũng đã được tổ chức hôm 25/2 tại thành phố Milan, Italy, nơi diễn ra cùng lúc với một cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người ở thủ đô Berlin của Đức.

Tuệ Ngô

Tin cùng chuyên mục: