Tượng đài V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh – cầu nối hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai tỉnh Nghệ An với Ulyanovsk

Sắp tới, TP. Vinh (Nghệ An) sẽ có tượng đài Lê Nin tại vòng xuyến Hải Quan, điểm đầu của Đại lộ Lê Nin. Vị trí khu đất đặt tượng đài có diện tích gần 4.300m2 bên cạnh ngã 5 giao nhau của các tuyến đường Nguyễn Phong Sắc, V.I.Lenin, Lê Hồng Phong, Trường Thi và Võ Nguyên Hiến. Trong đó, khu vực tượng đài có diện tích 3.000m2; Khu vực vườn hoa và đài phun nước hơn 1.200m2.

Việc xây tượng đài V.I.Lenin ở Thành phố Vinh là thực sự cần thiết và phù hợp với truyền thống văn hóa, con người Việt Nam và tình đoàn kết gắn bó với các dân tộc tiến bộ trên thế giới.

Thứ nhất, nói về truyền thống văn hóa, con người Việt Nam: Con người Việt Nam luôn sống nghĩa tình, có trước có sau, biết ghi nhận, khắc sâu những công lao của các bậc vĩ nhân đã cống hiến cho hạnh phúc của nhân dân và sự tiến bộ của nhân loại. Đi khắp Việt Nam chúng ta đều thấy rất nhiều đền, miếu, đình… thờ các vị thần đã có công với nước. Tên của các vị tiền bối là vĩ nhân, được nhân dân, chính quyền đặt tên đường, tên địa danh… Vậy nên, việc xây dựng tượng đài V.I.Lenin là phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt.

Thứ hai, V.I.Lenin là một vị lãnh tụ xuất chúng của nước Nga Xô Viết vĩ đại đã có công lớn đánh bại bọn phát xít làm nên thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga và mang lại hạnh phúc cho nhân dân Xô Viết nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. V.I.Lenin còn là biểu tượng có phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc bị áp bức trên thế giới. V.I.Lenin đã vận dụng và phát triển sáng tạo phương pháp luận của Các Mác, nghiên cứu bản chất của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đề ra những luận điểm mới như cách mạng vô sản có thể thắng lợi ở một nước tư bản phát triển trung bình với ý nghĩa là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền toàn thế giới của chủ nghĩa đế quốc. Giai cấp vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!

Thứ ba, Tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Nga Xô Viết và Việt Nam: Nước Nga, con người Nga có tình cảm đặc biệt với nhân dân Việt Nam, trong chiến tranh nước Nga giúp đỡ, viện trợ rất nhiều vũ khí và của cải vật chất, đặc biệt đã giúp đào tạo ra nhiều thế hệ nhà chính trị, khoa học, kinh tế lỗi lạc cho Việt Nam… Ngày nay, hai nước tiếp tục là đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác giao thương kinh tế, văn hóa…

Trong đó, tỉnh Nghệ An có mối quan hệ chặt chẽ với tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) là quê hương của V.I. Lê Nin, cũng như Nghệ An, là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai “đầu cầu” này là biểu tượng cho tình hữu nghị, đối tác chiến lược toàn diện bền chặt Việt – Nga.

Thứ tư, nâng tầm mối quan hệ với các cường quốc, trong đó có Nga là một chính sách ngoại giao đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nước bạn về các vấn đề quốc tế đối với Việt Nam.

Thứ năm, nhằm tăng cường giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, nhân dân tỉnh nhà và là biểu tượng tình đoàn kết, hữu nghị gắn bó truyền thống của nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Ulyanovsk.

Văn Lê

Tin cùng chuyên mục: