Ông Chu Hảo vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật là ai?

Chu Hảo là con ông Chu Đình Xương, cán bộ cao cấp của ngành công an, từng giữ chức Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, Phó Giám đốc Sở Công an Trung Bộ, Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ, sau chuyển ngành làm Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên, khi cậu ấm Chu Hảo được chính quyền biệt đãi về đường học hành. Đọc tiểu sử, sẽ thấy cuộc đời Chu Hảo là một chặng đường thăng tiến thẳng tắp, không chướng ngại, thông qua những trường lớp, bằng cấp và chức vụ chính thống trong hệ thống Xã hội Chủ nghĩa. Mọi đặc ân và vị thế trong đời Chu Hảo đều được hệ thống ban cho: Trong khi cả nước đang tập trung sức người, sức của để chống giặc ngoại xâm thì năm 1960 Chu Hảo được nhà nước cử sang Liên Xô học tập ở trường Đại học Bách khoa Kiev. Ông tốt nghiệp năm 1965 rồi ở lại trường làm tiếp Phó tiến sĩ. Thời gian sau ông làm việc tại Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nga. Về Việt Nam, ông tham gia xây dựng Viện Vật lý Việt Nam, tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam. Năm 1976-1979, ông giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội Năm 1979 ông sang Pháp tu nghiệp, làm luận án tiến sĩ .Năm 1985, ông làm Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Ngoài ra, ông còn công tác tại các viện… Năm 1995, ông giữ chức Chánh Văn phòng Chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin.Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ kiêm Giám đốc dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Năm 2005 ông nghỉ hưu. Hiện nay ông là Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức.

Khi tham gia phong trào đối lập, Chu Hảo không những không phải trả giá, mà còn thăng tiến trong phong trào nhanh, đều và vững như khi ông làm quan. Trong khi Chu Hảo, người kiểm soát nguồn tiền, nguồn quan hệ và nguồn ô dù của tổ chức, mới là người thật sự có quyền ra quyết định trong Viện IDS. Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và các tổ chức con, cho tới giờ, hầu hết tội vạ của các tổ chức này vẫn bị hệ thống chính quyền trút hết lên đầu Nguyễn Quang A và Nguyên Ngọc, là hai gương mặt bị đẩy ra làm người phát ngôn công khai, rồi bị cả hai phe dùng làm bia bắn.

Là người có năng lực chuyên môn yếu kém

Chu Hảo làm luận án Tiến sĩ năm 1979. Ông được phong hàm Giáo sư năm 1983. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng từ đó đến nay, ông không hề có một công trình nghiên cứu có giá trị nào trong ngành Vật lý, là lĩnh vực chuyên môn của mình. Trong tiêu chuẩn của giới học thuật, một người dành nửa đời để đi học, nhưng không cho ra được công trình nghiên cứu hoặc sáng tạo có giá trị nào.

Là một trong những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng yếu kém của nền khoa học – công nghệ Việt Nam

Năm 1985, Chu Hảo làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia. Ngoài ra, còn làm ở Viện Vật lý Kỹ thuật, và làm Viện phó Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ kiêm Giám đốc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Từ 2005 đến giờ, ông là thành viên Hội đồng Trung ương của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Như vậy, Chu Hảo đương nhiên đứng đầu danh sách những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng yếu kém của nền khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và những vụ tham nhũng đằng sau, khi mà cho đến giờ, 9 năm sau khi dự án được triển khai, khu đất này vẫn giống một mảnh đất hoang để cho thuê hơn là một “thành phố công nghệ” như dự tính. Vậy mà suốt bao năm nay, trong khi toàn bộ phong trào đối lập vẫn không ngừng phê phán sự yếu kém của nền khoa học – công nghệ Việt Nam, nó không hề đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chu Hảo. Thay vào đó, Giáo sư Chu Hảo – người không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoặc bài báo học thuật có giá trị nào trong đời, cũng là người thất bại trong mọi vai trò quản lý mà ông từng đảm nhiệm, lại được dư luận ca ngợi như một trí thức lớn, tiến bộ, yêu nước thương dân.

Chuyên cứu thế giới bằng tiền của người khác

Hiện nay, trong mắt dư luận, Chu Hảo hiện diện dưới cương vị Giám đốc NXB Tri Thức, thành viên trong ban lãnh đạo Viện Phan Chu Trinh, Đại học Phan Chu Trinh (vừa giải thể), và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Ông thể hiện mình là một nhà hoạt động và nhà yêu nước mẫn cán, khi liên tục đi từ Bắc chí Nam để vận động tài chính cho những tổ chức này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khi Đại học Phan Chu Trinh phải đóng cửa vì thua lỗ, và NXB Tri Thức liên tục than vãn về tình hình tài chính khó khăn, Nguyên Ngọc sống dựa vào một căn hộ tập thể xập xệ, cũ nát và cơ sở vật chất của trường, nhiều tác giả và dịch giả hợp tác với NXB Tri Thức được trả nhuận bút bằng… sách, thì Chu Hảo vẫn đang chơi golf hằng tuần, đồng thời sở hữu nhiều biệt thự ở Đà Nẵng và Hà Nội.

Bây giờ, nếu dư luận đề nghị NXB Tri Thức minh bạch hóa tài chính, chưa chắc ông Chu Hảo dám thông qua.

Từ tất cả những đặc điểm trên, có thể kết luận rằng Chu Hảo không phải là một trí thức, cũng không phải là một người yêu nước. Ông chỉ là một nhân vật con ông cháu cha, hưởng mọi sự đãi ngộ của chế độ, rồi giữ vị trí quan trọng trong một nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích đó, chuyên dùng các trí thức giả và thật để giành tính chính danh. Trong việc dán nhãn trí thức của phe này, Chu Hảo giữ một vai trò chủ chốt.

Vì sao nói Chu Hảo là một nhân vật đặc biệt quan trọng với ảnh hưởng bao trùm lên Viện IDS, Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, Viện Phan Chu Trinh, trang Bauxite Việt Nam, cùng một loạt các hội đoàn dân sự liên quan đến phe này?

Để có câu trả lời, hãy điểm lại lịch sử NXB Trí Thức, do Chu Hảo làm giám đốc, để thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chức năng dán mác, phong thần của cơ quan này với sự nổi lên của các hội nhóm.

Từ tháng 01/2007, tại trụ sở VUSTA, số 53 Nguyễn Du, Hà Nội, NXB Tri Thức bắt đầu tổ chức định kỳ “một loạt các buổi tọa đàm về sách và đọc sách”. Trong thực tế, đa số các “buổi tọa đàm” này có bản chất là buổi diễn thuyết, nơi diễn giả mượn sách để tuyên truyền chính trị. Trong những buổi sinh hoạt này, Chu Hảo thường xuyên giữ vai trò điều phối.

Ngày 18/10/2007, Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) được Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cấp giấy phép hoạt động khoa học và công nghệ. Từ 07/12/2007, Viện IDS đã liên tục cùng NXB Tri Thức tổ chức các “buổi tọa đàm” ở trụ sở VUSTA. Cho đến hết tháng 07/2008, 16 thành viên của Viện IDS chỉ nhận tổng cộng 3 đề tài nghiên cứu, và không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian này, Viện tổ chức trung bình 2 “buổi tọa đàm” một tháng. Với kết quả nghiên cứu quá ít và mật độ “tọa đàm” quá dày, khó có thể nói Viện IDS và một viện nghiên cứu nghiêm túc hay một công ty tổ chức sự kiện.

NXB Tri Thức cũng là cơ quan bảo trợ cho việc xuất bản và tổ chức sự kiện cho các ấn phẩm và hoạt động của ông Phạm Toàn. Cần lưu ý rằng hầu hết những hợp tác sôi động giữa NXB Tri Thức và Phạm Toàn được tiến hành trong hai năm 2009 và 2010, khi trang Bauxite Việt Nam do ông này tham gia điều hành đang là tâm điểm của phong trào chính trị đối lập. Nhìn vai trò của nhóm trí thức cầm đầu Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh trong trang Bauxite Việt Nam, và thái độ của trang này đối với nhân vật Phan Chu Trinh.

Còn Đại học Phan Chu Trinh và Viện Phan Chu Trinh thì chỉ là cái vỏ để Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh chiếm đất công, tiếp cận sinh viên, và công khai quy tụ các tổ chức. Tất nhiên, trong tất cả các tổ chức này, Chu Hảo đều giữ vai trò quan trọng, cả trên danh nghĩa lẫn hiện thực.

Nhìn toàn bộ tiến trình thời gian, có thể thấy các chân rết của Chu Hảo đã chỉ công khai ra mắt, hoặc hoạt động sôi động, sau khi được NXB Tri Thức cung cấp tính chính danh. NXB Tri Thức có vai trò như một loại bảng phong thần của phe này. Nó khoác cái vỏ “trí thức”, “chính thống”, “được công nhận” cho mọi hoạt động của người trong phe – dù là hoạt động tuyên truyền chính trị hay hoạt động kinh doanh, trong những đường dây bán tranh và tác phẩm nghệ thuật chất lượng thấp cho giới giàu sổi ngoại quốc.

Bằng năng lực luồn lách của mình, Hảo thu về dưới trướng không chỉ những trí thức già nua hay những “nhà hoạt động” xu thời, mà cả nhiều nhóm thanh niên có nhiều tham vọng kèm chút chữ nghĩa. Nổi bật gần đây là HopeLab – một hội đoàn tự xưng là “Academic Team”, nhưng không có các sản phẩm học thuật. Nhóm này chỉ có hai hoạt động: diễn thuyết để quảng bá triết học chính trị, và tài trợ tủ sách – đa phần là sách chính trị – cho các quán café. Tiền mua sách không rõ nguồn, nhưng lượng quán café đã thâm nhập được cho là rất lớn. HopeLab kiểm soát hai tụ tiểm, là quán TranQuil và Tổ Chim Xanh. Trong đó, TranQuil là một điểm đến thường xuyên của Đoan Trang và những người bạn.

Ngày 9.12.2015, ông cùng với những thành phần suy thoái, biết chất khác trong nhóm gọi là “thư ngỏ 61” gồm: ông Nguyễn Đình Đầu, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Đình Cống, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm…, đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin..
Năm 2018, để chống lại Dự luật An ninh mạng và phản đối một số điều của luật Đặc khu kinh tế, nhóm gian trá của các ông Đặng Hữu, Chu Hảo đã tuyên bố Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an đã tham gia vào “nhóm chuyên gia” của các ông này. Sau đó, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn phải viết thư gửi Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông và báo Thanh Niên (tờ báo đã đăng tải thông tin này) để thông báo rằng ông Đặng Hữu, Chu Hảo đã bịa đặt việc ông tham gia vào nhóm này. Trong thư, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn khẳng định: “Tôi cho rằng một số người (ông Đặng Hữu, Chu Hảo…) đã lợi dụng vị trí cá nhân, chức vụ của tôi trước đây để đưa những thông tin không đúng sự thật, đây là hoạt động bịa đặt nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của cá nhân tôi và mục đích cuối cùng của họ là nhằm phủ nhận dự thảo Luật An ninh mạng, ngăn cản Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng.”

Ngày 25 tháng 10 năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công bố kết luận tại kỳ họp thứ 30, từ ngày 17 đến 19/10, cho rằng ông Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông Chu Hảo được cho đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Ông buộc “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”.

Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật đối với ông Chu Hảo là việc làm thể hiện tính nghiêm minh và lỷ luật trong Đảng, bởi một thành phần suy thoái, biết chất, có nhiều sai phạm như ông phải được đưa ra ánh sáng công lý để trả giá cho những việc ông làm và làm gương cho kẻ khác. Vậy mà, vẫn có một số đám a zua tiểu tốt lạc lõng khóc thuê cho ông để biện minh cho ông là người có công và vô tội, tuy nhiên những kẻ đó toàn là những thành phần bất hảo, cùng hội, cùng thuyền với ông, đối với hơn 90 triệu dân VN họ chỉ là những kẻ cơ hội, lưu manh và như những hạt cát giữa biển Đông.
Nguyễn Thị Lý (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục: