Tỉnh Nghệ An ưu tiên hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ảnh hưởng do dịch Covid-19

Trước khi thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, gồm 627.575 người, tổng kinh phí hỗ trợ trên 605 tỷ đồng; 849 doanh nghiệp/cơ sở, hộ kinh doanh cá thể được hỗ trợ là 849 hộ, kinh phí trên 2 tỷ đồng. Cơ quan bảo hiểm xã hội đã giải quyết tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất cho 84 đơn vị, doanh nghiệp và 2.614 lao động, kinh phí đã giải quyết hơn 5,6 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Sau khi có Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày 09/8/2021, tỉnh đã hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động (đợt 1) là 61 người, với kinh phí hỗ trợ 179 triệu đồng. Bảo hiểm xã hội hỗ trợ doanh nghiệp giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp cho 6.966 doanh nghiệp, với 148.518 lao động, kinh phí hỗ trợ trên 7 tỷ đồng. Hỗ trợ 6 doanh nghiệp tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho 536 người lao động với kinh phí hỗ trợ trên 5,5 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải quyết cho 5 doanh nghiệp vay vốn để trả lương cho 233 lao động, kinh phí cho vay trên 1 tỷ đồng.

Đó là những con số được ông Lê Hồng Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An nêu ra tại Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đang diễn ra.

Điều đó đủ sức cho thấy, tỉnh Nghệ An đã đồng làm, làm hết sức có thể để hỗ trợ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống trước những khó khăn do đại dịch gây ra và tiếp tục phòng chống dịch bệnh khi dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, còn diễn biến phức tạp.

Nó cũng là câu trả lời, đáp trả lại những ý kiến đặt ra xung quanh việc tỉnh Nghệ An lên ý tưởng thiết kế, xây dựng dự án Thác 9 tầng khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan tại huyện Nam Đàn như: “Nhiều người sử dụng mạng xã hội đặt câu hỏi vì sao tỉnh Nghệ An đang phải đón nhận người lao động nghèo bỏ chạy khỏi TP.HCM về quê trốn dịch trong thảm cảnh làm cả nước xúc động mà Tỉnh ủy lại ra quyết định chi tiền tỷ vào một công trình mang tính hoài niệm.

Đặc biệt, nhiều ý kiến khác chỉ ra rằng Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo thường xuyên phải xin gạo cứu đói của trung ương. Thay vì xây dựng công trình nghìn tỷ, nên chăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục để cải thiện đời sống nhân dân” (theo trang Fanpage của tổ chức khủng bố Việt Tân).

Theo đó, ở thời điểm hiện tại Nghệ An đang làm rất tốt việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh covid19. Không có chuyện dành nguồn ngân sách đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục để cải thiện đời sống nhân dân cho các mục đích khác, kể cả những công trình nhân văn, được sự đồng thuận cao như Dự án thác 9 tầng khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan.

Việc triển khai xây dựng các dự án khác ở thời điểm hiện nay đương nhiên cần phải được tính toán, cân đối một cách thận trọng, sao cho không ảnh hưởng tới các nguồn lực thiết yếu, đặc biệt là phục vụ công tác phòng chống dịch covid19 trong thời gian tới. Và trên thực tế, từ cách tư duy và tiếp cận đó nên sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1943/QĐ-TTg ngày 27/11/2020, tỉnh Nghệ An đã tính đến việc huy động nguồn lực xã hội hóa phục vụ xây dựng và nhận đươc sự hưởng ứng từ Công ty CP Tập đoàn T&T. Đây là đơn vị tài trợ toàn bộ việc đầu tư xây dựng công trình thác 9 tầng này.

Nói như thế để thấy rằng, trong thời điểm hiện nay ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt vẫn là phòng chống dịch bệnh covid19. Song thực hiện mục tiêu kép được Chính phủ đặt ra trong suốt thời gian qua, việc duy trì ổn định, thường xuyên các hoạt động khác cũng hết sức cần thiết, góp phần đảm bảo, bình thường hóa đời sống kinh tế, xã hội và để đảm bảo chống dịch lâu dài.

Vinh Sử

Tin cùng chuyên mục: