Sự thật về nữ công nhân môi trường được Chủ tịch nước lì xì và cái tát lật mặt sự gian trá

Hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lì xì các công nhân vệ sinh môi trường trong đêm giao thừa đang loan tải mạnh trên mạng xã hội suốt gần một tuần qua. Các nhà ‘zân chủ’ từ “Song Chi”, “Hoàng Trần”, “Châu Xuân Nguyễn”, “Thùy Dương”, “Từ Thức”, “Đỗ Ngà”, “Châu Đoan”… cho đến các trang/goup “Nhật Ký yêu nước”, “Lều đầy tớ”, “Bàn luận Kinh tế – Chính trị”, “Hội những người cầm bút can đảm”, “Đàn chim việt”… ra sức tung hoành mạng xã hội gây nên một làn sóng chỉ trích ầm ĩ tấn công vào chế độ và cá nhân Tổng Bí thư. 

Nào là “bản chất của cộng sản là lừa dối’; “Chị quét rác được Tổng Chủ Nguyễn Phú Trọng lì xì thực chất là một “diễn viên” làm cho đảng Cộng Sản”; “Diễn quá tài, người đứng đầu quốc gia mà cứ lừa đảo, giả dối vậy mà cứ luôn mồm nói đạo đức”; diễn viên đóng thế’; “dàn dựng người nhận quà tết của Chủ tịch nước”; ‘Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã bị lừa; “CSGT Hà Nội “diễn” và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng “diễn”!; ..v…vv…

Hình ảnh nữ công nhân được Chủ tịch nước lì xì đêm giao thừa
Hình ảnh nữ công nhân được Chủ tịch nước lì xì đêm giao thừa

Sự thật là, chị công nhân vệ sinh môi trường được Bác Trọng chúc tết (tóc ngắn ngang vai) tên là Kiều Thúy Ly, thuộc công ty TNHH một thành viên công viên cây xanh Hà Nội. Còn cô gái được công an trả lại đồ rơi (tóc dài ngang lưng ao) tên là Ngô Nhã Phương, nhà ở Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương, hiện là nhân viên ngân hàng ACB chi nhánh Tây Hồ (Hà Nội). Thế đấy, hai con người, hai gương mặt khác nhau một trời một vực đến đứa con nít lên ba còn nhận ra vậy mà có kẻ đã rất ma lanh khi chỉ sử dụng bức ảnh chụp nghiêng nữ công nhân để xuyên tạc rồi dẫn dụ người đọc sa vào mê trận tin của chúng. Đây là hành vi đáng lên án, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của hai nữ nạn nhân trong chiêu trò của chúng.

congnha
Bức ảnh chụp trực diện khuôn mặt nữ công nhân vệ sinh môi trường đối chiếu với hình ảnh chị Ngô Nhã Phương đến đứa con nít lên ba còn nhận ra đây là hai người khác nhau.

Đáng nói là, đây không phải lần đầu các đối tượng sử dụng thủ đoạn cắt ghép hình ảnh, bịa đặt thông tin, xuyên tạc sự thật kiểu này để biến một việc làm bình thường trở thành trò hề hòng hạ uy tín lãnh đạo, bôi bản chế độ gây mất niềm tin trong dư luận. Do đó, những đối tượng tung tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật cần phải xử lý nghiêm để răn đe và giáo dục.

Hoàng Nguyên

Tin cùng chuyên mục: