Ai đứng sau các cuộc bạo loạn ở Pháp
Khi cuộc bạo loạn ở Pháp nổ ra, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu ai đứng sau cuộc bạo loạn này. Nếu nói đây là cuộc bạo loạn tự phát của người dân nghèo Pháp thì rất bất hợp lý, bởi vì không thể nào có cuộc bạo loạn nào tự phát mà có thể lên tới con số 100000 người, ai đứng ra tổ chức, ai tài trợ tiền, ai lôi kéo những người dân khác tham gia (đến cuộc bạo loạn vài trăm người ở Bình Thuận còn có bàn tay của Việt Tân đứng sau cơ mà). Vậy là ai?
Nhiều bạn bảo các đảng cực hữu ở Pháp, nhiều bạn cho rằng Nga hoặc Trung Quốc. Theo tôi đều không phải, mà là Mỹ. Chỉ có Mỹ, với các món “nghề” kích động biểu tình ở Nam Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi, Đông Âu truyền thống của mình, mới có thể đạo diễn một vụ việc như vậy. Nếu ai tinh ý, hãy so sánh cuộc cách mạng mùa xuân Ả rập và những gì đang diễn ra ở Pháp, sẽ thấy những điểm trùng khớp khá thú vị và không quá để nói rằng: phe áo vàng chính là đứa con của các tổ chức đặc biệt của Mỹ. Tuy nhiên, câu hỏi là tại sao Mỹ lại làm như vậy với Pháp – đồng minh thân cận của mình. Chúng ta hãy xem một vài sự kiện sau:
Sau khi đắc cử Tổng thống Pháp, với chủ trương lấy lại sức mạnh cho “lục địa già” tổng thống Pháp Macron đang là người đứng đầu cho xu thế xây dựng quân đội riêng của liên minh Châu Âu nhằm tăng cường sự biệt lập khỏi sức mạnh “quân sự Mỹ”. Được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức, Pháp cùng nhiều nước Châu Âu quyết tâm muốn tự đảm đương trách nhiệm bảo vệ an ninh cho chính mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc châu Âu sẽ thoát khỏi “chiếc ô an ninh” của NATO do Mỹ giữ vai trò quyết định. Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ nghỉ hưu vào năm 2021 còn Anh đã rời Liên minh châu Âu từ hồi tháng 3. Theo đó, lẽ ngẫu nhiên Tổng thống Pháp Macron là ứng cử viên sáng giá nhất lãnh đạo khu vực kinh tế này. Tháng 11/2017, tạp chí Time phỏng vấn độc quyền và in hình Tổng thống Macron lên trang bìa, một điều hiếm hoi đối với các nhà lãnh đạo Pháp tại nhiệm. Tiêu đề của bài phỏng vấn là:
“The next Leader of Europe. If he can lead France” – “Đây là chân dung nhà lãnh đạo tiếp theo của châu Âu, chỉ khi ông ấy có thể lãnh đạo Pháp”.
Điều đó có lẽ đã làm mếch lòng chính phủ Mỹ một cách sâu sắc bởi lẽ một Châu Âu tự chủ về mặt đối ngoại sẽ làm suy yếu vị trí và thế lực của Mỹ trên trường quốc tế. Chính vì thế, để bảo vệ quyền lực của mình ở Châu Âu, việc đạo diễn một “cuộc cách mạng” làm hạ uy tín thậm chí lật đổ Tổng thống Pháp là điều không tránh khỏi, tương tự như điều Mỹ đã làm ở Ucraina, Nga hay các nước Nam Mỹ trước đây. Và tất nhiên, Pháp đã biết điều này nhưng phải ngậm bồ hòn làm ngọt mà thôi. Nhưng Pháp dường như đã không chịu được sức ép này.
Lê Dung Anh