HRW lại xuyên tạc, vu cáo Việt Nam

Vào ngày 16 tháng 12 vừa qua, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).Trong đó, HRW cho rằng: “Chính phủ Hà Nội chỉ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam một chút ít kể từ thời điểm kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) năm 2014 cho đến nay, và tiếp tục hạn chế các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo của người dân. Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và tiếp tục duy trì quyền lực tuyệt đối. Kể từ năm 1954 cho đến hiện tại, Việt Nam chưa bao giờ tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Đại biểu Quốc hội hầu hết là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam được chọn lựa vào. Tòa án và các bộ, ngành đều dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam.”. Đây là hành vi xuyên tạc, vu cáo vấn đề dân chủ, nhân quyền và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Bởi lẽ:

– Quyền tự do lập hội là một trong những quyền cơ bản của công dân được Đảng và Nhà nước thừa nhận, tôn trọng, quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử: Điều 10 Hiến pháp năm 1946 khẳng định:“Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài; Điều 25 Hiến pháp năm 1959: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”; Điều 67 Hiến pháp năm 1980: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân”; Điều 69 Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”; Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Ngoài ra, hiện nay ở nước ta, việc thực hiện các quyền này còn được quy định ở nhiều văn bản pháp luật cụ thể, như: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010, của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 11/2010/TT-BNV, ngày 26/11/2010, của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 của Chính phủ. Điều này đã cho thấy quyền tự do hội họp, tự do lập hội của công dân Việt Nam luôn được Hiến pháp của Việt Nam ghi nhận và cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật. Không những thế, những quyền được các công ước quốc tế coi là quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do hội họp, lập hội, còn được Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ bảo đảm và bảo vệ.

HRW xuyên tạc, vu cáo chính quyền Hà Nội

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đảm bảo cho công dân thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyền tự do lập hội của mình. Mọi công dân đều có quyền tham gia hoặc không tham gia các tổ chức hội. Trong đó, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các tổ chức hội nhóm là vai trò là cầu nối giữa các hội viên với chính quyền; khuyến khích các hội nhóm tham gia phản biện các vấn đề xã hội để bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để đảm bảo việc thực hiện quyền tự do lập hội của công dân, Đảng và Nhà nước đã ban hành các văn bản quy định cụ thể về thủ tục, cách thức thành lập hội. Đồng thời cũng nghiêm cấm các hành vi xâm phạm, cản trở quyền lập hội của công dân. Điều này đã được thể hiện rõ trong Điều 129 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009. Trong đó, Điều 129 quy định rõ về:“Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”: 1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm; 2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”; Đảng và Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quyền tự do lập hội để lập ra các hội nhóm bất hợp pháp, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng hay lợi dụng quyền lập hội để chống phá Đảng, Nhà nước.

– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, coi trọng và đảm bảo thực hiện. Thực tiễn lịch sử chứng minh Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, ngay sau khi giành được chính quyền nhân dân, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những vấn đề có tính nguyên tắc trong chính sách tôn giáo của Việt Nam là: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thể hiện trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến Hiến pháp 1959, tại Điều 26 đã quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Tại Điều 68, Hiến pháp 1980 một lần nữa khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Và tại Điều 24, Hiến pháp 2013 đã khẳng định: 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của bà con giáo dân. Theo đó, các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào. Công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng hành cùng dân tộc và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm trật tự an toàn xã hội được đẩy mạnh.

Hiện nay, Nhà nước đã công nhận gần 40 tổ chức thuộc 14 tôn giáo, với khoảng hơn 24 triệu tín đồ, chiếm hơn 27% dân số, gần 53.000 chức sắc, 133.700 chức việc, 27.900 cơ sở thờ tự. Các tổ chức tôn giáo là một phần quan trọng góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn cuộc sống. Điều đó đã chứng minh tự do tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam đã được đảm bảo bằng những việc làm thiết thực. Quyền được tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, tham gia các sinh hoạt tôn giáo của những người có tôn giáo đặc biệt được tôn trọng và bảo đảm. Vậy mà HRW lại vu cáo Hà Nội vi phạm dân chủ, nhân quyền, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo thì không thể chấp nhận được. Chúng ta cần lên án hành động xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ của HRW.

Loa phường

Tin cùng chuyên mục: